Hải sản và dầu thực vật: Chất béo bão hoà, nhất là Omega-3 rất cần thiết cho cơ thể nhờ khả năng chống oxy hoá, cải thiện hệ miễn dịch, chất này rất dồi dào trong các loại hải sản và dầu thực vật. Để cơ thể có sức đề kháng tốt nhất, chống cảm cúm, bạn nên ăn cá (hoặc hải sản) 3 lần mỗi tuần và nên sử dụng dầu thực vật (dầu ôliu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…) với liều lượng hợp lý. Bên cạnh đó, có thể ăn thêm các loại hạt như hạt hướng dương, hạt vừng, hạt điều và hạt lanh.
Tỏi tây: là một loại rau gia vị thuộc họ hành tỏi, ở nhiều vùng, chúng được dùng thường xuyên như hành lá ở Việt Nam. Tỏi tây không có củ to như tỏi ta và chủ yêu dùng tươi trong cách món xào, ăn sống và các món ăn kiểu phương Tây. Tỏi tây chứa nhiều vitamin B, C, các chất khoáng như sắt, canxi, phôtpho, magiê, natri, kali, mangan, silic, tinh dầu, cellulose... Vì vậy, chúng có tác dụng bổ thần kinh, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Có thể dùng tỏi tây dưới dạng ăn sống, thái nhỏ trộn chung với các loại rau khác, hoặc sắc nước uống, nấu canh, nấu súp với khoai tây, cà rốt và xào với đậu hũ, thịt bò, heo...
Củ hành: có thành phần flavonoid, chúng có thể kết hợp tốt với vitamin C để giúp diệt sinh vật có hại. Hành còn có tác dụng ra mồ hôi, lợi tiểu, chống viêm nhiễm. Có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô, ăn sống hoặc luộc chín, muối dưa. Ngày dùng 15-20 g khô hoặc 30-40 g tươi.
Rau xanh và trái cây: Các chất chống ôxy hoá có nhiều trong rau xanh và hoa quả giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do và tăng sức đề kháng trước sự tấn công của vi-rút. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao trong việc phong chống cảm cúm và các bệnh đường hô hấp, bạn cần đảm bảo ít nhất 5 loại rau xanh và trái cây với các màu sắc đa dạng trong thực đơn mỗi ngày và cố gắng để chúng chiếm 50% khẩu phần ăn hàng ngày.
Hành tây: Trong hành tây có chứa: nước, protein, gluxit, chất xơ, canxi; phôtpho, sắt 0,8, vitamin B1, B2 PP carbon, carotene… Hành tây có tác dụng lợi tiểu, dễ tiêu hóa, sát khuẩn, chống nhiễm khuẩn, trị ho, an thần nhẹ, chống đau nhức, mệt mỏi, bổ thần kinh và bổ dưỡng cơ thể. Vì vậy, hành tây có tác dụng tích sực trong phòng chống cảm cúm. Hành tây có thể ăn sống, ngâm trong nước nóng, dấm hoặc xào với các thực phẩm khác. Ngày dùng 50-100 g trong các bữa ăn.
Tỏi: có tác dụng rất tích cực đến hệ miễn dịch do giàu phytonutrient, garlicin và selen, những chất giúp cơ thể chống lại bệnh tật, nhất là cảm cúm. Cách tốt nhất là ăn tỏi tươi. Nên ăn 3-5 tép tỏi tươi hoặc khô mỗi ngày, hoặc chế biến thành tương tỏi, rượu tỏi…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!