Trầm cảm là một loại bệnh rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục. Nó thường ảnh hưởng tiêu cực đến cách cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, cùng với một loại các vấn đề khác về cảm xúc và thể chất.
Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống.
Không chỉ là tâm trạng chùng xuống một vài giờ, trầm cảm không dễ dàng thoát ra được. Điều trị căn bệnh này cần nhiều thời gian và công sức. Đa phần người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn với thuốc và tâm lí trị liệu.
Trầm cảm không ngoại trừ ai. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong các bệnh gây tử vong nhiều nhất.
Biểu hiện căn bệnh này ở mỗi người khác nhau và cũng không dễ nhận biết là người này có bị trầm cảm hay không, nhiều khi chính người bệnh cũng nghi ngờ về bản thân. Để kiểm chứng cho việc này, nhà trị liệu tâm lí Sarah Schuster đã viết lên trên Facebook hỏi: 'Khi bạn bị trầm cảm, phản ứng của những người xung quanh như thế nào?'
Và dưới đây là một vài câu trả lời:
#1
Thật sự bí bách, hàng giờ liền. Rồi suy nghĩ khuyên nhủ tôi nên đi tắm gội cho đầu óc thoải mái hơn khiến tôi cảm thấy mệt mỏi. Những lúc như vậy, tôi thà chợp mắt ngủ một giấc. Chẳng ai hiểu, nhưng nỗi lo lắng quyện với căn bệnh trầm cảm khiến tôi kiệt sức giống như tôi lâm vào một cuộc chiến đấu thực thụ với một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp vậy.
#2
Tôi không thích gọi điện buôn chuyện hàng giờ. Tôi thích nhắn tin hơn. Ít áp lực hơn. Cũng là cách để tối tránh khỏi những ồn ào. Không phải tôi không thích ở gần mọi người, mà bởi tôi khá chắc chắn mọi người cảm thấy không thể chịu nổi khi tôi có mặt.
#3
Đôi khi tôi bỏ qua việc nhồi nhét thức ăn vào dạ dày cả một ngày dài. Tôi có thể cảm thấy dạ dày của tôi gầm gừ nhưng tôi không có ý định thức dậy và làm một cái gì đó để ăn.
#4
Tôi từng sống với trầm cảm. Mọi người dường như không nhận ra điều đó vì tôi luôn cười nói bình thường khi giao tiếp với họ và thậm chí, tôi còn hay kể chuyện cười, trêu đùa họ. Họ tưởng tôi là một người luôn vui vẻ và tươi tắn nhưng sự thật, bên trong tôi là một màu u ám, đầy buồn bã và mất hy vọng.
#5
Vào những kì nghỉ, tôi luôn cố gắng làm việc để tránh dành thời gian ở bên gia đình. Tôi luôn cảm thấy áp lực khi trò chuyện về tương lai và cuộc sống với họ.
#6
Trầm cảm khiến tôi cảm thấy như có một con người xấu xa trong tôi. Con quỷ ấy luôn nói với tôi rằng tôi không có niềm vui, không có sở thích, không có năng lượng, không thèm ăn, không cảm thấy tươi sáng. Giống như thứ gì đó gặm mất linh hồn của chính bạn. Chừng nào chưa trải qua điều đó, bạn sẽ không thể hiểu nổi cảm giác của tôi. Tôi thực sự không muốn ai trải qua cảm giác tồi tệ ấy.
#7
Đối với tôi, trầm cảm khiến tôi trở nên lười biếng. Tôi không muốn giữ liên lạc với người khác, tôi không chăm sóc bản thân tốt và tôi phản ứng tiêu cực với những điều bình thường.
#8
Bỏ bê làm những việc đơn giản như giặt ủi, không muốn nấu ăn hoặc chỉ là ăn. Mọi người xung quanh nghĩ tôi đang lười biếng.
#9
Mỗi ngày đều căng đầu chiến đầu với việc không được từ bỏ và cố gắng để bản thân thấy mình là người có giá trị. Khi tôi nói tôi bị trầm cảm là khi ấy tôi muốn có ai đó bên cạnh và nói không chỉ mình tôi như vậy, chứ không phải tôi muốn gây sự chú ý.
#10
Tôi chỉ ngồi cả ngày. Chỉ đến khi dùng nhà tắm, tôi mới thực sự thức dậy. Ghế cũng chính là giường của tôi. Tôi có một cái giường riêng nhưng tôi chỉ sử dụng mỗi cái ghế. Tôi ngủ không ngon và ăn cũng rất ít. TV bật, tôi có thể xem hoặc không xem. Tôi chỉ ngồi như thế.
#11
Tôi vùi đầu vào làm việc. Tôi làm lễ tân ở một Trung tâm thể hình vì thế lúc nào tôi cũng phải tươi cười và vui vẻ. Ngay khi mở cửa về tới nhà, tôi thực sự cảm thấy bản thân muốn 'sập'. Quá mệt mỏi! Đêm đến là lúc tôi chỉ muốn thu mình lại một góc và lo lắng triền miên. Những người từng tiếp xúc sẽ không bao giờ nghĩ tôi ngày nào cũng phải đấu tranh với căn bệnh của mình. Nhưng tôi là một người chuyên nghiệp không để lộ chuyện ấy.
#12
Ở những nơi đông người, tôi thường không nói, nhất là những người tôi gặp lần đầu. Tôi cảm thấy hơi sợ hãi. Tôi sợ mọi người không thích tôi, tôi có thể phá vỡ bầu không khí của họ, hoặc họ nghĩ tôi hơi ngốc nghếch hay điên rồ…
#13
Cố gắng uống thật nhiều bia rượu.
Có thể ai đó nghĩ tôi luôn cố gắng trở thành nhân vật không thể thiếu của các bữa tiệc hay tửu lượng cao. Nhưng không, khi say mèm, tôi cảm thấy mình ổn hơn.
#14
Tôi cắt đứt quan hệ với những người mà tôi quan tâm vì tôi không thể chịu đựng được tổn thương từ họ! Mọi người chỉ nghĩ tôi ích kỉ và cáu kỉnh.
#15
Mỗi sáng thức dậy, tôi cảm giác như mình là một kẻ thất bại. Tôi phải tự dặn dò bản thân mỗi buổi sáng rằng tôi đang làm tốt công việc của mình, con tôi yêu tôi, chồng tôi cần tôi... và nếu tôi không đi làm, mọi thứ bị tắt ngúm... nó giống như tôi bị liệt...
#16
Để cho căn nhà mình tối om là một điều thoải mái đối với tôi. Mọi người luôn bảo tôi rằng: 'Cho ánh sáng vào nhà sẽ giúp hết chán nản, buồn bã'. Bóng tối là một phần trong không gian sống của tôi, khiến tôi cảm thấy thoải mái, không đơn độc, vào những ngày tồi tệ nhất.
#17
Đêm nào, tôi cũng nhìn vào tất cả di của những người họ hàng đã chết mà tôi có và mong muốn họ kéo tôi đi cùng. Tôi không muốn làm điều này nữa. Tôi đã 71 tuổi và đã bị trầm cảm từ khi tôi 18 tuổi.
Điều đáng chú ý là hiện nay, không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa trầm cảm, tuy nhiên những biện pháp sau có thể sẽ hữu ích:
- Kiểm soát căng thẳng.
- Yêu bản thân hơn.
- Thường xuyên tiếp xúc thân mật với gia đình và bạn bè, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng.
- Điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!