Đó là phát hiện từ nghiên cứu kéo dài trong nhiều năm của các nhà khoa học ĐH Yale (Anh) được công bố trên tạp chí Biological Psychiatry.
Trong nghiên cứu này, những đứa trẻ 6 tháng tuổi được xem một loạt video với các khuôn mặt đứng yên, khuôn mặt mỉm cười và khuôn mặt nói chuyện. Các nhà khoa học sẽ thu lại phản ứng của bé.
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ đánh dấu mắt để đánh dấu và vẽ lại chính xác những vị trí mà mắt các bé chú ý đến. Khi những đứa trẻ này lên 3 tuổi, chúng được đánh giá lại và chia thành các nhóm dựa trên chẩn đoán rối loạn tự kỷ, các hình thức chậm phát triển khác hoặc phát triển bình thường.
Kết quả, trẻ mắc chứng tự kỷ không chỉ ít nhìn vào các khuôn mặt hơn trẻ khác mà khi được giới thiệu một khuôn mặt đang nói, chúng cũng không nhìn vào mắt và miệng của người đó.
Trẻ tự kỷ thường ít nhìn vào mặt người đối diện khi nói chuyện (Ảnh minh họa: Interntet)
Tiến sĩ Frederick Shic, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: 'Từ khi sinh ra, trẻ sơ sinh đã tỏ ra thích thú khi được giao tiếp với người khác, trong đó, hai biểu hiện tiêu biểu nhất là nhìn mặt và nghe nói chuyện. Nhưng những khuynh hướng kích thích giao tiếp xã hội đã bị thay đổi trong những cá nhân được chẩn đoán tự kỷ. Kết quả này cho thấy, sự hiện diện của lời nói làm gián đoạn việc chú ý đến khuôn mặt ở trẻ sau này mắc tự kỷ'.
Trong khi các dấu hiệu thông thường của bệnh tự kỷ thường không thể chẩn đoán khi trẻ dưới 2 tuổi, thì nghiên cứu này (cùng với một số nghiên cứu khác) khẳng định rằng, những bất thường trong hành vi và sự chú ý của trẻ có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới 6 tháng tuổi.
Các phát hiện chỉ ra rằng, những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý đến các thông tin xã hội từ rất sớm, lúc chúng mới 6 tháng tuổi. Điều đó có thể giảm chất lượng của tương tác với người khác và do đó, ảnh hưởng tới quỹ đạo phát triển xã hội của trẻ.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tự kỷ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!