Theo TS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ Y tế bệnh trào ngược dạ dày có xu hướng tăng lên, theo cơ chế sinh lý, khi mình ăn vào miệng, nhai nghiền các thực phẩm. Dưới tác dụng của các men tiêu hóa như men amila, đi qua thực quản, xuống dạ dày. Dạ dày là túi đựng thức ăn, nhưng không đơn thuần đựng thức ăn cơ học, nó còn là tuyến tiết ra dịch vị (dịch dạ dày).
Dạ dày co bóp, nhào trộn để phân hủy thực phẩm đại thể, thành những tiểu phần rồi đi xuống ruột non qua môn vị. Những dưỡng chất tinh tú, tốt cho sức khỏe thì thấm qua nhung mao vào ruột non đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tế bào, các tổ chức, các mô của toàn bộ cơ thể. Và phần bã được chuyển xuống đại tràng để dị hóa thành phân đưa ra ngoài.
Vấn đề trào ngược dạ dày nằm ở ống tiêu hóa, do rối loạn về thần kinh, hoặc van ở tâm vị và thức ăn ở dạ dày 1 phần đi xuống, 1 phần đi ngược lên qua thực quản. Người ta gọi đó là trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày gây rối loạn chức năng tiêu hóa, còn 1 số biến chứng như là: Gây lên viêm họng, viêm amidan, từ đó có thể đi theo niêm mạc lọt vào trong họng, lên viêm xoang, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Có thể ảnh hưởng đến đường thở, có thể gây ra 1 số biến chứng về hô hấp.
TS Củng cho biết các thuốc Y học cổ truyền vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, điều hòa khí cơ của tỳ vị, giảm độ axit, điều hòa công năng của tỳ vị. Do đó, các bài thuốc Y học cổ truyền đều có tác dụng đối với bệnh lý trào ngược dạ dày. Đó là nguyên tắc cơ bản. Còn khi sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng về dạ dày, tá tràng thì người bệnh cần chọn những sản phẩm đảm bảo tính an toàn, tính hiệu quả, tính chất lượng. Đó là những sản phẩm đầy đủ tính pháp lý, đầy đủ tính khoa học và phù hợp đối với từng cá thể.
Về các cây thuốc nam để chữa bệnh dạ dày, trào ngược thực quản có nhiều vị.
Ví dụ: vị mai mực có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, vừa có tác dụng làm trung hòa axit của dạ dày. Góp phần điều chỉnh công năng của dạ dày.
Cà độc dược phải chế biến để giảm độc, thì có tác dụng giảm đau, giảm co thắt dạ dày.
Vị củ bình vôi có tác dụng an thần, điều chỉnh độ hưng phấn quá mức của thần kinh...
Ngoài ra, tinh nghệ và mật ong là bài thuốc dân gian được nhân dân ta sử dụng lâu đời và có tác dụng hiệu quả trong chữa viêm loét trợt dạ dày. Tinh chất nghệ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống gốc tự do, làm mau lành vết thương, tái tạo tế bào mới. Mật ong vừa có tác dụng bổ dưỡng tỳ vị đồng thời vừa có tác dụng lót mặt trong của các vết loét, cho nên 2 vị trên vừa có tác dụng bổ dưỡng vừa có tác dụng làm lành vết thương của dạ dày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!