Trẻ 1 tháng tuổilà thời gian bé đang tập làm quen với thế giới bên ngoài. Da của bé sẽ hơi nhăn nheo, chân chưa duỗi thẳng, bú thường xuyên và rất khó đoán giấc ngủ của bé. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì bé sẽ dần thay đổi.
Dưới đây là một số những thay đổi cũng như điều bé học được ở thế giới bên ngoài bụng mẹ.
1. Kĩ năng vận động
Bạn thắc mắctrẻ 1 tháng tuổibiết những gì? Vậy kĩ năng vận động là điều mà chúng ta sẽ thấy ở trẻ. Khác biệt lớn nhất trong độ tuổi này của bé chính là sự phát của cơ cổ. Đầu tiên trẻ chỉ ngẩng đầu lên trong vài giây và bạn phải đỡ đầu bé khi bạn bế bé ngồi thẳng lên.
Khi bé cứng cáp hơn có thể ngẩng đầu lên khi nằm sấp. Ngoài ra có thể ngẩng lên nhìn về phía trước hay quay sang hai bên.
Bé cũng có các phản xạ như mút, vận động cơ miệng, tay biết xòe ra, đưa một số thứ vào miệng...
Một tháng tuổi - bé yêu của bạn bắt đầu phát triển, thích ứng với thế giới bên ngoài.
2. Phát triển trí thông minh
Trẻ 1 tháng tuổi bắt đầu biết quan sát và lắng nghe những gì xảy ra bên ngoài. Đôi khi bé còn thể hiện thái độ cáu kỉnh với những điều xảy ra thường xuyên.
Bé cũng tò mò về thế giới xung quanh, những thứ có màu sáng quá hay tối quá rất thu hút sự chú ý so với những màu nhạt. Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp bé quan sát mình khi bạn nói chuyện.
Trong thời điểm này bé cũng thích quan sát những vật di chuyển chậm. Ở độ tuổi này mắt của bé không đảo mắt theo kịp những vật di chuyển nhanh.
3. Phát triển kĩ năng giao tiếp
Trẻ 1 tháng tuổibiết những gì về giao tiếp? Bạn hãy chuyển bị tinh thần nhé, trẻ thường hay khóc quấy, nhất là vào thời kì 6 đến 8 tuần tuổi, mỗi ngày trung bình 3 giờ hoặc có thể hơn. Tuy nhiên đây là phương thức để bé giao tiếp với bạn.
Bé khóc cũng là cách để giải tỏa sự khó chịu trong cuộc sống hàng ngày. Sau cơn khóc bé sẽ nói ra những tiếng “A”, “Ư” khác nhau, thật tuyệt vời đúng không. Các âm thanh này được phát ra từ thanh quản, với các cơ được sử dụng khác với các cơ khi bé khóc.
Thời điểm này bé sẽ chưa nói rõ, tuy nhiên bạn hãy thường xuyên trò chuyện nhiều với con yêu để thể hiện tình cảm cũng như giúp bé học nói nhé!
Bé thường xuyên cười với cha mẹ.
Có thể cho trẻ sơ sinh uống nước không?
7 bí kíp chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi cho cha mẹ
Trẻ sơ sinh thừa hưởng trí thông minh từ mẹ hay bố?
Trẻ chậm phát triển: Nguyên nhân do đâu?
Nên tập ngồi cho bé vào thời điểm nào?
4. Cảm giác phát triển
Lúc này bé 1 tháng tuổi đã có thể cảm nhận biết cũng như vui vẻ khi thấy cha mẹ. Những dấu hiệu vui vẻ này được thể hiện như vung tay hay đá chân và cười tươi khi bạn tới gần. Nụ cười sẽ thường xuyên xuất hiện vào tuần thứ tư khi chào đời, bé còn có thể cười đáp lại với bạn.
5. Các hệ giác quan phát triển
Thời điểm 1 tháng tuổi các hệ giác quan của trẻ phát triển rất nhiều, ngoài thị giác như nói ở trên thì còn có cả tính giác, khứu giác, vị giác.
Khứu giác: Trẻ 1 tháng tuổi biết làm gì về khứu giác. Sau một tuần khi sinh ra bé sẽ biết phân biệt mùi thơm cũng như mùi mồ hôi của mẹ.
Thính giác:Trẻ một tháng tuổi có khả năng nghe mập mờ vì còn bị ứ đọng các chất lỏng ở tai. Tuy nhiên bé rất thích thú với giọng nói của mọi người xung quanh.
Bé cũng có thể làm quen với nhiều những âm thanh khác nhau như của chuông gió, đồng hồ, nhạc... tuy nhiên không nên để âm thanh tác động thường xuyên vì trẻ cũng cần có thời gian yên tĩnh.
Vị giác:Mặc dù vị giác chưa đủ để có thể phân biệt vị mặn, chua, cay, đắng. Tuy nhiên bắt đầu cảm nhận được vị ngọt và vô cùng thích thú.
Nếu các bé có sự phát triển như trên chắc chắn là trẻ đang rất khỏe mạnh. Mặc dù vậy, trong thời điểm trẻ 1 tháng tuổi bạn cần quan tâm đặc biệt cũng như tạo mọi điều kiện để bé có thể thích nghi được ở môi trường mới.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!