Trước đây, CDC chưa từng khuyến cáo một hình thức ngừa cúm khác ngoài tiêm phòng cho trẻ ở nhóm tuổi này. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, các thuốc xịt mũi đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa cúm ở trẻ 2-8 tuổi. Cả thuốc tiêm lẫn thuốc xịt đều không thể bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm 100%, nhưng thuốc ngừa dạng xịt tránh được hơn 50% trường hợp cúm so với thuốc tiêm.
Ảnh minh họa - Nguồn: H1n1scam.wordpress.com.
Vậy bố mẹ nên hoãn chích ngừa cho con nếu chưa có sẵn thuốc phòng cúm dạng xịt mũi? Không phải vậy. Phụ huynh không nên trì hoãn chích ngừa cho con. Nếu chưa tiếp cận được với dạng xịt, cha mẹ nên cho con tiêm ngừa cúm. Tuy nhiên, một số trẻ không nên xịt thuốc ngừa cúm mà có thể thay thế bằng cách tiêm. Theo CDC, nhóm trẻ này bao gồm những em thường xuyên sử dụng aspirin (hay các thuốc có chứa aspirin), trẻ dị ứng với trứng, trẻ 2-4 tuổi từng bị hen hay có các triệu chứng khó thở, khò khè trong năm trước, trẻ đã dùng thuốc kháng virus trong vòng 2 ngày và trẻ có hệ miễn dịch suy yếu.
Trẻ 9 tuổi trở lên có thể phòng cúm bằng vắc-xin dạng xịt hay dạng tiêm đều được. Không có sự khác biệt về tính hiệu quả giữa hai loại thuốc ngừa cúm ở nhóm tuổi này. CDC khuyến cáo trẻ sử dụng vắc-xin phòng cúm lần đầu tiên nên nhận hai liều vắc-xin (kể cả dạng tiêm hay dạng xịt mũi). Trẻ từng ngừa cúm rồi thì chỉ cần một liều một năm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!