Khi bước sang tháng thứ 8, cơ thể trẻ sẽ có rất nhiều thay đổi và đang trong quá trình hoàn thiện. Lúc này trẻ hay hiếu động, thích khám phá mọi thứ mới mẻ từ môi trường, đồng thời cơ thể trẻ cũng dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài hơn. Vì vậy, trẻ 8 tháng tuổisẽ gặp phải một số loại bệnh thông thường, bố mẹ cần phải lưu ý để kịp thời có biện pháp phòng tránh và điều trị cho con.
Những loại bệnh thường gặp khi trẻ 8 tháng tuổi.
Sốt
Sốt là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như cảm cúm, ốm, nhiễm virut, mọc răng, tiêm phòng,...Nếu sốt chỉ kéo dài vài ngày và sốt nhẹ thì vấn đề không có gì đáng lo ngại, chỉ cần cho trẻ ở trong môi trường thoáng mát, chườm lạnh cho trẻ thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên nếu trẻ sốt quá cao kèm theo quấy khóc, bỏ ăn cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được khám và dùng thuốc kịp thời, không nên để trẻ sốt cao dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như co giật, hôn mê,...
Bệnh đường tiêu hóa
Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đau bụng, khó tiêu,...nguyên nhân có thể xuất phát từ thức ăn dặm trẻ không quen hoặc mẹ ăn các đồ ăn lạ khi trẻ bú sẽ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nên tạm thời cho trẻ dừng ăn dặm một vài ngày để hệ tiêu ổn định trở lại. Việc cho bé ăn các loại thực phẩm mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra loại phù hợp với cơ thể trẻ nhất.
Bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da do khi bắt đầu vào tháng thứ 8 trẻ thường hay hiếu động, khám phá mọi thứ nên cơ thể dễ tiếp xúc với các vi khuẩn, mầm bệnh từ môi trường. Da trẻ thường gặp phải một số viêm nhiễm như: ngứa, nổi rôm sảy, nổi mụn nước, lở loét,...Có thể dùng các loại thuốc bôi ngoài da chuyên dành cho trẻ nhỏ để điều trị, sau vài ngày tình trạng sẽ dần mất đi.
Bệnh hô hấp
Các bệnh về hô hấp như ho, viêm họng, ho có đờm, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp cấp,...để tránh gây nguy hiểm cho trẻ nên đưa trẻ đi khám tại các bệnh viện chuyên môn, tránh để tình trạng bệnh quá nặng vì dễ có các biến chứng về sau này.
Bệnh về mắt
Bệnh về mắt cũng là loại bệnh thường gặp ở trẻ 8 tháng tuổi, thời điểm này trẻ hay bị viêm mắt, đau mắt đỏ, sưng mắt,...do bị các vi khuẩn tấn công và mắt trẻ thì còn khá yếu ớt. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng loại thuốc phù hợp, không tác động mạnh lên mắt trẻ.
Nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ, do trẻ ăn quá nhiều, dạ dày chưa thích nghi được. Mẹ nên cho trẻ ăn ít một và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khi trẻ không muốn ăn có thể để từ từ không ép cố vì dễ gây nghẹn, ứ đọng ở cổ khiến trẻ nôn.
Khó ngủ
Khó ngủ là tình trạng phổ biến ở trẻ từ tháng thứ 8 trở đi, trẻ thường thức chơi vào ban đêm nhiều hơn, đòi hỏi bố mẹ phải thức cùng. Nguyên nhân do ban ngày trẻ đã hiếu động, nghịch nhiều gây khó ngủ vào ban đêm.
Kinh nghiệm chăm vợ mang thai của chồng đảm
Cách điều trị nôn trớ ở bé 5 tuổi mẹ nên biết
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ một tuổi và những điều cha mẹ cần biết
Thuốc bôi khi bị chân tay miệng mẹ nên biết
Mách bạn cách phòng tránh bệnh thủy đậu hiệu quả
Cách chăm sóc bé 8 tháng tuổi
Đây là giai đoạn bé có nhiều thay đổi cả về thể chất và nhận thức, vì vậy bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc bé ngay từ đầu:
Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bé: mẹ nên kết hợp cho bé ăn dặm và bú mẹ hàng ngày. Ưu tiên các loại thực phẩm giàu đạm, sắt, canxi, vitamin,...mỗi ngày cho trẻ ăn từ 1 đến 2 bữa bột, kèm thêm uống sữa tươi. Chia nhỏ các bữa trong ngày cho trẻ và không nên ép trẻ ăn quá nhiều.
Tập cho trẻ thói quen ngủ điều độ, trưa và tối. Không nên cho trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày, khiến buổi tối trẻ khó ngủ.
Tạo môi trường sống quanh trẻ thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh.
Tránh không cho tre tiếp xúc với các vật dụng nguy hiểm như: dao, bếp, các vật sắc nhọn, phích nước, cốc chén,...
Hãy luôn ở bên cạnh trẻ, không để trẻ ở một mình dễ sảy ra các nguy hiểm.
Để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và trí não, ngay từ khi sinh ra bố mẹ cần lên kế hoạch cho con trong từng giai đoạn quan trọng, đặc biết khi trẻ bắt đầu khám phá thế giới xung quanh vào khoảng tháng thứ 8.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!