Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ cần phân biệt rõ các dấu hiệu tiêu chảy cấp trong 48 -72 giờ đầu để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời. Dưới đây là 10 dấu hiệu mà mẹ cần chú ý đưa bé đến bệnh viện ngay khi xuất hiện ở trẻ.
1. Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, trong đó bao gồm:
- Nhiễm virus: Rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống. Nhưng từ khi vắc-xin rotavirus ra đời năm 2006, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đã giảm đáng kể.
- Kháng sinh: Khoảng 1 trong 10 trẻ sau khi dùng thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày. Nguyên nhân là do bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy. Nếu nghĩ rằng thuốc kháng sinh là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, hãy cho bác sĩ biết trước khi tự ý ngưng thuốc vì việc ngừng thuốc kháng sinh sớm có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
- Ký sinh trùng: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh được gởi chăm sóc tại các trung tâm có nguy cơ mắc giardia rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng gây ra. Phơi nhiễm xảy ra khi bé cho đồ chơi bị nhiễm phân mang mầm bệnh vào miệng hoặc từ tay truyền qua thực phẩm và đưa vào miệng.
- Dị ứng sữa: Có đến 3% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa hầu hết các công thức. Nếu bú mẹ, trẻ có thể dị ứng với sữa mẹ đã tiêu thụ. Khi bị dị ứng với protein sữa trẻ có thể sẽ bị nôn mửa và thường xuyên bị tiêu chảy. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng protein sữa, nên cho bác sĩ biết để nhờ họ tư vấn loại sữa phù hợp với bé. Nếu bé bú mẹ, mẹ nên ngưng sữa khiến bé dị ứng và chọn nguồn sữa khác thay thế.
2. Dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp thường xảy ra trong một thời gian ngắn trong khoảng dưới 7 ngày với những dấu hiệu phân lỏng ra nước. Nói như vậy nhưng nếu phụ huynh không chú ý thì có thể khó phát hiện ra điều này. Bởi tùy vào độ tuổi của trẻ, với bé càng nhỏ thì số lần đi ngoài mỗi ngày càng nhiều rất khó để xác định bé có bị tiêu chảy hay không. Dưới đây là một số gợi ý để mẹ theo dõi tình trạng của bé khi bị nghi ngờ là mắc tiêu chảy cấp:
Trẻ đang bú mẹ thường sản xuất phân nhiều lần mỗi ngày, phân sẽ nhiều nước hơn so với trẻ uốn g sữa công thức. Khi trẻ đi vệ sinh nhiều hơn so với tần suất bình thường từ 3-4 lần lên tới 8-9 lần kèm theo phân trẻ có nhiều màu vàng, xanh hoặc nâu. Như vậy có nguy cơ trẻ đang bị tiêu chảy.
Trẻ dưới trên 1 tuổi thường đi vệ sinh 1-2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ đi tiêu phân lỏng từ 5- 6 lần một ngày với phân lỏng hơn, nhiều nước hơn thì có thể bé đã bị tiêu chảy cấp.
Phân của trẻ bị tiêu chảy cấp thường có nhiều nước, mùi hôi tanh.
Không chỉ đi ngoài nhiều, trẻ bị tiêu chảy cấp thường cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc nhiều, sốt và buồn nôn hay đau bụng.
3. Trường hợp bé bị tiêu chảy cấp ở nhà bố mẹ nên làm gì?
Bệnh tiêu chảy cấp thường đi kèm với các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, có thể bị sốt, mệt mỏi, đừ người. Nếu việc này lập lại 2-3 ngày sau đó hoạt động đường ruột sẽ trở lại bình thường và trạng thái phân sẽ trở lại bình thường nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu trẻ mệt mỏi và có dấu hiệu bị mất nước mẹ cần hỗ trợ bé để giúp con vượt qua những ngày khó khăn này.
Khi trẻ sốt 38.3 – 38.5 độ C thì bạn có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen. Cần chú ý thành phần của thuốc trước khi cho con uống, trung bình 10 -15mg/kg/lần.
Nếu bé ói mửa nhiều thì bạn cần cho bé ăn và uống chậm, chia làm nhiều bữa nhỏ để giảm nguy cơ nôn ói của trẻ. Bởi vì vào thời điểm này đường ruột và dạ dày của trẻ đang bị bệnh, nên khá nhạy cảm không chấp nhận một lượng lớn thức ăn hay đồ uống cùng một lúc. Khi đó dạ dày sẽ có nguy cơ tự động nôn ói ra ngoài.
Khi bé bị nôn ói và tiêu lỏng nhiều lần trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Chính bởi vậy, mẹ cần cho bé uống nước hoặc sữa hoặc nước điện giải cho bé mỗi ngày. Đối với trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ cần cho con bú nhiều hơn để bù lại nước và điện giải cho bé.
Bạn có thể cho bé uống nước trái cây nhưng cần pha loãng 1 phần nước rồi hãy cho bé uống. Bởi vì bệnh tiêu chảy của bé sẽ nặng hơn nếu như trẻ tiêu thụ các đồ uống chứa nhiều đường, nước trái cây là một trong số đó.
Hạn chế cho con ăn các thức ăn cứng. Hãy ưu tiên các thức ăn dạng lỏng dễ ăn cho bé để con dễ nuốt và chịu ăn hơn.
Khi sử dụng dung dịch điện giải mua ngoài hiệu thuốc mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm bảo an toàn.
4. 10 dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cấp cần đi khám bác sĩ ngay
Chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp. Vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được. Sau đây là những dấu hiệu tiêu chảy cấp cần khám bác sĩ ngay:
- Nếu trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.
- Nếu trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi trẻ vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều
- Nếu trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ
- Nếu khi nôn ói, chúng ta thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật)
- Nếu trẻ than đau bụng nhiều, thường xuyên
- Nếu phân có máu
- Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước
- Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức
- Nếu tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày
- Nếu bạn có bất kì lo lắng nào
Vậy nên khi bé có 10 dấu hiệu như trên thì bố mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra về tình hình tiêu chảy của trẻ. Tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!