Các nhà nghiên cứu cho biết hàm lượng vitamin D thấp trong cơ thể do mùa đông có thể khiến giảm chức năng hệ thống miễn dịch của đứa trẻ sắp sinh.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 6.000 trẻ em sinh từ tháng 4/2001 đến tháng 3/2006 tại đông nam Phần Lan. Khoảng 11% trẻ em phát triển ở tuần thứ 11 vào tháng 4 và tháng 5 có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn so với 6% trẻ em ở tuần thai thứ 11 trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng tiếp xúc với phấn hoa có thể gây ra dị ứng thực phẩm. Nguy cơ nhạy cảm với sữa và trứng tăng gấp 3 lần khi đứa trẻ ở tuần thai thứ 11 khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 so với tháng 12 và tháng 1.
Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 6 – 8% trẻ em dưới 3 tuổi bị dị ứng thực phẩm, một số ít trong đó chịu phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Thời điểm thụ thai của bé có mối liên hệ đến bệnh dị ứng sau này (Ảnh: Internet)
Tỉ lệ hen suyễn và dị ứng tăng ảnh hưởng tới trẻ em ở lứa tuổi trong hơn 30 năm qua do nhiều nguyên nhân bao gồm lối sống quá sạch, chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc kháng sinh quá sớm.
Tiến sỹ Kaisa Pyrhonen, trưởng nhóm nghiên cứu Bệnh viện ĐH Oulu tại Phần Lan cho biết: 'Trẻ em sinh từ tháng 10 đến tháng 11 có tỉ lệ dị ứng cao hơn trẻ em sinh vào các tháng khác'.
Cùng với 18% trẻ em trong nghiên cứu bị dị ứng thực phẩm ở độ tuổi lên 4. Kết quả thể hiện rằng ở lứa tuổi này, mức độ dị ứng đối với thực phẩm thay đổi theo tháng sinh từ 5% trẻ em sinh vào tháng 6/7 tới 10% vào tháng 10/11.
Những nghiên cứu dạng này giúp các bác sỹ từng bước hiểu rõ hơn về quá trình phát triển hệ miễn dịch ở trẻ trong bào thai và trong suốt những năm đầu đời.
Ngoài ra nó còn thúc đẩy phát triển các phương pháp điều trị mới giúp cân bằng hệ miễn dịch ở trẻ và giảm nguy cơ dị ứng.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!