Tự kỷ ám thị là hiện tượng không hề hiếm gặp mà nó có thể tồn tại trong bản thân của mỗi người. Khi đó bản thân người tự kỷ ám thị sẽ tự nói thầm, tự thôi miên bản thân mình về chuyện gì đó. Vậy hiện tượng trẻ tự kỷ ám thị là gì và có tác động như thế nào đến đời sống hàng ngày?
Tự kỷ ám thị là gì?
Theo tài liệu có thể định nghĩa, tự kỷ ám thị hay còn gọi là tự thôi miên, tự tâm niệm đây là thuật ngữ dùng để đề cập đến tất cả các hình thức mà bản thân tự kích thích và khuyến khích qua các giác quan của con người. Có thể hiểu đó là dùng tác động tâm lý khiến cho trẻ tự kỷ ám thị tiếp cận thụ động những ý nghĩ, ý định của bản thân mình. Khi đó sẽ ám thị bằng cách tự thôi miên bản thân hành động theo.
Thường khi mọi người nghĩ đến thôi miên sẽ là bị người khác hay được người khác thôi miên mình với mục đích nhất định. Tuy nhiên chính bản thân mình cũng có thể áp dụng tự kỷ ám thị để điều trị bệnh cho mình giúp tinh thần thoải mái, làm dịu các dây thần kinh cảm xúc cũng như làm chủ hành vi của mình.
Ví dụ trong trường hợp bạn buồn chán vì một chuyện gì đó hãy tự nói với bản thân mình phải mỉm cười, phải vui vẻ, bình thường trở lại bằng cách đứng trước gương tập. Tưởng chừng như nó quá gượng ép và không có tác dụng nhưng sẽ dần thay đổi thành thói quen và bạn sẽ dễ dàng lấy lại cảm giác vui vẻ, bình thường.
Vai trò, tác động của tự kỷ ám thị
Tự kỷ ám thị được xem như giải pháp tốt khi có đòi hỏi gì đó từ bản thân trong cuộc sống có thể giúp tinh thần thêm thú vị, ý nghĩa hơn. Tự kỷ ám thị giúp bản thân giảm tình trạng ức chế hạn chế sự bùng phát cảm xúc đồng thời giảm nguy cơ đột quỵ.
Tự kỷ ám thị làm cầu nối giữa ý thức để tạo ra tư duy và tiềm thức để tạo ra hành động. Từ những suy nghĩ sẽ chi phối ý thức, tâm lý, tác động đến tiềm thức thông qua những suy nghĩ.
Tự kỷ ám thị có thể khiến bản thân vươn lên những tầm cao của sự thành công và ngoài sức tưởng tượng của chính bản thân. Nhưng cũng có thể khiến bạn mắc chứng hoang tưởng cũng như cùng bản thân.
Biểu hiện ở trẻ tự kỷ ám thị
Trẻ tự kỷ ám thị có các biểu hiện như:
Hay có những băn khoăn, suy nghĩ về bản thân, các hành vi của bản thân và thường tốn thời gian vào những suy nghĩ đó, có thể là việc đã xảy ra hoặc sắp xảy ra.
Mất cân bằng trong sinh hoạt đối với việc gây hứng thú sẽ tập trung hoàn toàn, chìm đắm vào đó một cách điên cuồng, trong khi với những việc khác thì dù có quan trọng hay cần thiết ngay lúc đó thì vẫn cứ bỏ qua, phớt lờ không thực hiện.
Với những vấn đề gây hứng thú, tập trung thì có thể gây tranh cãi.
Thường xuyên mơ mộng, suy nghĩ về những điều không tưởng và nghĩ nhiều về nó.
- Rụt rè, nhút nhát, thiết quyết đoán thường đưa ra nhận xét về vấn đề thay vì đòi hỏi người khác.
- Khó khăn và không có phản ứng trong việc giao tiếp với người khác.
Làm thế nào để phân biệt một trẻ em bị bệnh tự kỷ với trẻ em phát triển bình thường khác
Dưới đây là một số ví dụ có thể giúp cha mẹ nhận biết các dấu hiệu bệnh tự kỷ sớm theo từng giai đoạn:
Trẻ 12 tháng:
Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ quay đầu lại khi nghe tên của mình.
Trong khi đó, trẻ bị tự kỷ có thể không quay lại nhìn, ngay cả khi tên của trẻ được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhưng có thể trẻ sẽ phản ứng với các âm thanh khác.
Trẻ 18 tháng:
Một đứa trẻ có kỹ năng nói chậm sẽ dùng cử chỉ hoặc sử dụng nét mặt biểu cảm để bù đắp cho sự chậm nói của mình.
Một đứa trẻ tự kỷ có thể không nỗ lực để bù đắp cho sự chậm nói của mình hoặc có thể lặp đi lặp lại những gì được nghe trên truyền hình.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Những điều cần biết khi mang thai lần đầu
Lưu ý cha mẹ nhất định phải biết khi thay tã, tắm và vệ sinh cho bé
Địa chỉ khám tự kỷ ở Hà Nội mà bố mẹ nên biết
Hướng dẫn ba mẹ dạy bé tập ngồi
Trẻ 24 tháng
Một đứa trẻ phát triển theo mức độ điển hình sẽ chỉ mẹ mình trong bức ảnh và nhìn mẹ để chia sẻ niềm vui với mẹ.
Một đứa trẻ tự kỷ có thể mang lại cho mẹ một bức ảnh nhưng trẻ không nhìn vào khuôn mặt của mẹ mình khi mẹ chia sẻ niềm vui.
Trên đây là các dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ để bố mẹ phát hiện sớm. Nếu bạn lo lắng về cách trẻ chơi, học, nói, hành động hay di chuyển hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm lý nhi. Trước khi đến các cuộc hẹn, bạn nên có một danh sách kiểm tra các cột mốc phát triển của trẻ và đọc trước những lời khuyên về cách nói chuyện với bác sĩ. Hãy nhớ rằng bạn là người hiểu con mình nhất và mối quan tâm của bạn dành cho con rất quan trọng. Nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chẩn đoán khi bạn gặp bác sĩ. Nếu bạn vẫn không yên tâm sau khi nhận được những lời khuyên của bác sĩ, hãy tìm một ý kiến thứ hai. Đừng chần chừ vì hành động sớm sẽ tạo ra sự khác biệt.
Xem thêm:
- Trẻ tự kỷ và những ưu điểm mà cha mẹ cần biết
- Tự kỷ có những dạng nào và chứng tăng động có phải tự kỷ không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!