Dị ứng tinh trùng là tình trạng xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Nhiều cặp đôi có vấn đề về sinh sản phải đối mặt với hiện tượng dị ứng tinh dịch. Khi bị dị ứng tinh trùng cơ thể tiếp xúc với tinh dịch sẽ bị mẩn đỏ, ngứa rát khó chịu, bỏng rát có khi sưng nề, khó thở hoặc có thể dẫn tới vô sinh... Vậy khi bị dị ứng tinh trùng có những triệu chứng gì, cách điều trị ra sao, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Cơ thể con người là một cỗ máy rất phức tạp, đặc biệt là cơ quan sinh sản của phụ nữ. Cơ quan này không chỉ phức tạp về cấu trúc mà chức năng của nó cũng rắc rối không kém. Đôi khi, cơ quan này còn phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch, dẫn đến dị ứng tinh trùng. Điều đặc biệt là ít người nhận ra mình bị dị ứng tinh trùng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì và cách điều trị nó thế nào?
1. Nguyên nhân gây dị ứng tinh trùng
Dị ứng với tinh trùng xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các thành phần trong tinh dịch. Trong đó, tế bào bạch cầu đã nhầm lẫn protein trong tinh dịch với những tác nhân gây bệnh có hại như vi khuẩn, virus và tấn công chúng.
2. Triệu chứng của dị ứng tinh trùng
Dị ứng tinh trùnglà một chứng bệnh ít gặp ở các đôi nam nữ, khi bị dị ứng tinh trùng thường có một số biểu hiện sau đây:
Đối với nam giới
Khi bị dị ứng tinh trùng ở nam xuất hiện chấn thương cơ quan sinh dục khiến chúng ta phải cắt bỏ hay phẫu thuật cơ quan sinh dục.
Viêm nhiễm đường tiết niệu, sinh dục, mắc bệnh lây qua đường tình dục như bệnh chlamydia, bệnh lậu...
Xuất hiện tình trạng đau tức tinh hoàn không rõ nguyên nhân, viêm mào tinh hoàn hay quá phát mào tinh hoàn, hiện tượng viêm tắc ống dẫn tinh.
Dị ứng tinh trùng có thể làm cho lớp màng của tinh trùng không còn trơn nhẵn, thay vào đó là tình trạng gồ ghề, trên các màng này xuất hiện các kháng thể kháng tinh trùng bám vào.
Đối với nữ giới
Ngứa ngáy, đỏ rát, bỏng, phồng rộp ngay tại nơi tiếp xúc ở trong âm đạo hay ngoài âm đạo.
Nếu nặng hơn thì bị mẩn ngứa, ngứa da, nổi mề đay, khó thở hoặc gặp các cơn hen...
Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện trong vòng 20 - 30 phút sau khi tiếp xúc với tinh dịch và có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày.
3. Chẩn đoán dị ứng tinh trùng
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng tinh trùng hoặc có các triệu chứng bất thường, hãy đến bác sĩ phụ khoa khám. Để xác định bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không, bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật sau:
Test trong da
Bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là test trong da để xác nhận xem bạn có bị dị ứng tinh trùng hay không. Test trong da sẽ được tiến hành bằng cách tiêm vào trong da bạn một ít tinh trùng của người chồng.
Sử dụng bao cao su
Cách đơn giản nhất để xác định xem bạn có bị dị ứng tinh trùng không là sử dụng bao cao su. Nếu sau khi quan hệ, bạn không có các triệu chứng dị ứng như trước đây thì có khả năng bạn đã bị dị ứng tinh trùng.
Thử nghiệm tinh trùng cách ly
Thử nghiệm này còn được gọi là thử nghiệm lấy da. Khi làm xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiêm một số tinh trùng đã được tách ra và một ít tinh dịch vào cơ thể phụ nữ. Nếu người vợ bị dị ứng tinh trùng, cơ thể sẽ có phản ứng mạnh. Nếu không thì cơ thể sẽ không có phản ứng.
4. Làm thế nào điều trị dị ứng tinh trùng?
Dị ứng tinh trùng là một chứng bệnh khá nguy hiểm đối với người bệnh. Vì vậy, khi bị dị ứng tinh trùng cần phải tìm cách chữa trị kịp thời. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số cách điều trị dị ứng tinh trùng bạn có thể xem qua:
Đối với nam giới
Khi bị dị ứng tinh trùng có thể sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhằm giảm việc tăng sinh kháng thể gây kháng tinh trùng.
Sử dụng bao cao su để ngăn tinh trùng tiếp xúc với cơ thể
Đối với nữ giới
Tiếp xúc dần với tinh dịch để cho cơ thể chủ động làm quen bằng cách lọc rửa tinh trùng của người chồng rồi đưa vào âm đạo.
Tiếp tục tăng dần việc đưa lượng tình trùng nhiều hơn vào âm đạo cho đến khi cơ thể người vợ không còn xuất hiện bất cứ trường hợp dị ứng tinh trùng.
Nếu dị ứng tinh trùng ở mức độ nặng thì cần phải ngưng việc giao hợp nhằm hạn chế triệt để việc tinh trùng tiếp xúc với âm đạo.
Có thể sử dụng thuốc kháng histamin hay nhóm thuốc corticoid để có thể chủ động giảm ngứa và cải thiện đáng kể mọi triệu chứng dị ứng tinh trùng với điều kiện có sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ
Lưu ý
Hiện tượng dị ứng tinh trùng không chỉ khiến chị em phụ nữ gặp rất nhiều tổn thương như đau rát thì nó còn gây cản trở việc thụ thai.
Ngoài dị ứng tinh trùng ở âm đạo thì còn có thể xảy ra qua đường miệng và gây cảm giác buồn nôn, tiêu chảy nếu nuốt phải tinh trùng.
Trường hợp bị dị ứng tinh trùng chỉ nên quan hệ từ 2 đến 3 lần trong tuần nhằm chủ động khắc phục hiện tượng dị ứng tinh trùng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!