Chương trình có sự tham gia của PGS.TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới TW và ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Video Chăm bé khỏe mạnh (P1)
MC: Hiện nay, vấn đề thiếu vắc-xin không phải là hiếm gặp trong thời gian gần đây. Tôi từng gặp ở nhiều nơi, cha mẹ đã phải xếp hàng từ 4 rưỡi, 5 giờ sáng tại cơ sở tiêm phòng để có cơ hội nhận được số thứ tự tiêm sớm nhất. Nhưng có trường hợp, mất công xếp hàng mà vắc-xin lại hết. Vậy xin hỏi các chuyên gia, trẻ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu không được tiêm phòng theo đúng lịch. Với tư cách là Trưởng khoa Nhi, PGS.TS Bùi Vũ Huy có nhận định gì về vấn đề này ạ?
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Sau 6 tháng tuổi, việc tiêm chủng là cần thiết, người ta tính toán lượng thuốc để chống lại bệnh. Chúng ta chú ý tiêm phòng đầy đủ có lợi cho các cháu. Về việc xếp hàng để chờ tiêm vắc-xin, tôi thấy đáng buồn. Các bậc cha mẹ hành động như vậy là vô trách nhiệm với con. Bởi lẽ, tại các điểm tiêm chủng tại y tế xã phường có thể tiêm cho con nhưng cha mẹ không đưa con đi tiêm. Đến khi có bệnh thì đổ xô đi tiêm. Thiết nghĩ cần có sự phối hợp giữa y tế và người dân để tiêm phòng đầy đủ cho các cháu. Việc này không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà còn của các bậc cha mẹ với sức khỏe của con mình.
Hùng (Gia Lai): Tôi có 2 cháu nhỏ, bé gái đã hơn 3 tuổi, bé trai vừa đầy năm. Con trai tôi lúc sinh thiếu gần 1 tháng nên cháu chỉ nặng 2,6 kg. Cháu rất biếng ăn, thời gian gần đây mỗi lần cho ăn là như tập trận, cháu không chịu ăn nên la khóc. Tôi đã đưa con đi khám nhiều nơi nhưng Bác sĩ bảo không bị suy dinh dưỡng. Hiện cháu nặng khoảng 8,5kg, trong ngày vẫn cho ăn 3 bữa cháo, 3 bình sữa (mỗi bình 140ml). Con tôi có bị suy dinh dưỡng không và chế độ ăn như thế đã hợp lý chưa? Có cần ăn thêm hay bổ sung gì không?
ThS.BS Lê Thị Hải: 2,6kg cũng không phải sinh thiếu tháng, cháu chưa đến mức suy dinh dưỡng, 8kg mới là thiếu so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của cháu. Mỗi ngày 3 bình sữa không phải biếng ăn. Ép con ăn thật nhiều dẫn đến trẻ biếng ăn. Nên thay đổi thức ăn cho con, cho bé tự xúc ăn. Bữa ăn không nên kéo dài 30 phút, điều này làm cho trẻ càng biếng ăn hơn. Thay đổi món ăn là một cách giúp bé có thể đuổi kịp bé khác về cân nặng.
Noidt1: Trong mùa đông giá rét dưới 10 độ C thì bé dưới 3 tuổi 1 ngày có nên tắm 1 lần không? Bé nhà em da khô và mẩn ngứa nứt nẻ ở hai bên sườn và chân tay em thì phải làm sao?
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Thời tiết quá lạnh, tắm cho các bé không vấn đề gì. Bé bị bệnh da liễu nếu không tắm sẽ không đảm bảo vệ sinh. Lưu ý khi tắm cho bé, nước phải đủ ấm, không có gió lùa, chuẩn bị sẵn sàng khăn bông để đặt bé sau khi tắm Phải tuân thủ những điều trên để giữ gìn sức khỏe cho bé.
Kim Nguyen: Bé nhà em được 2 tháng 20 ngày. Cả tuần nay bé bị ngạt mũi, khó chịu nên hay quấy khóc. Em thường xuyên nhỏ nước mũi sinh lý và vệ sinh mũi cho bé nhưng vẫn không khỏi. Chỉ khi nào bé hắt xì hơi thì mới ra được nhầy mũi và đờm. Có cách nào để khắc phục tình trạng trên của bé không?
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Bà mẹ quan tâm đến con vậy là tốt, đáng mừng. Thời tiết Việt Nam, khi giá rét rất dễ bị kích thích gây ra chảy nước mũi. Cần phải giữ ấm cho các cháu, không cần kín, thoáng vừa đủ. Không nên cho ra ngoài đường chơi vì gió lạnh. Bạn cần đưa con đến cơ sở tai mũi họng để kiểm tra.
PGS.TS Bùi Vũ Huy,PGS.TS Lưu Thị Hồng và ThS.BS Lê Thị Hải (từ phải qua trái) trong chương trình tư vấn
Bùi Khánh Linh (24 tuổi, Nghệ An): Tôi có con nhỏ hiện đã được 22 tháng, cách đây 2 tháng cháu bị sốt, sau đó bị ho, sổ mũi và tịt mũi. Bé đã phải nhập viện chẩn đoán viêm tiểu phế quản, được tiêm thuốc kèm uống sirô ho. Sau 8 ngày được xuất viện nhưng bé vẫn không khỏi hẳn. Từ đó đến nay bé vẫn không hết ho, tịt và sổ mũi, thở rất nặng nề. Bé đã uống nhiều loại thuốc theo đơn của các bác sỹ vẫn không đỡ. Tôi có nên đi hút mũi cho bé không vì đờm của bé rất nhiều?
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Đi khám bệnh mà vẫn có vấn đề thì bạn cần đưa con đi khám ở những nơi có chuyên môn tốt hơn. Không nên để ở nhà mà không điều trị bởi lẽ nếu để kéo dài thì có thể gây bệnh hen làm nguy hiểm cho các con. Có thể lên bệnh viện tuyến trên để thăm khám, xét nghiệm tìm ra bệnh và có cách chăm sóc cho thích hợp.
Nguyễn Ánh Tuyết (32 tuổi, Đà Nẵng): Con tôi năm nay 4 tuổi, cháu được 13kg. Cháu rất lười ăn, mỗi lần ăn chỉ có 1 chén cơm thôi mà còn có thói quen hay ngậm thức ăn. Mỗi lần bị la mắng là hay nuốt vội nên hiện giờ cháu bị đau dạ dày. Tôi đã cho cháu uống 1 đợt thuốc rồi nhưng mỗi lần ăn nhiều là lại đau. Nên cũng chính vì thế mà cháu ăn có 1 ít lại viện lý do đau nên không chịu ăn gì hết. Tối về nhà cháu ăn chưa được 1 chén cơm mà mất 1 giờ đồng hồ. Tôi rất lo lắng không biết bệnh đau dạ dày có hết hẳn luôn không. Chế độ dinh dưỡng thế nào để bé ăn ngon miệng, cách chăm sóc bệnh đau dạ dày và cần bổ sung thêm những vitamin gì để cháu phát triển và tăng cân hơn?
ThS.BS Lê Thị Hải: Bé trai nhà bạn 4 tuổi mà chỉ có 13kg, so với tiêu chuẩn cân nặng ở độ tuổi này là 16kg thì con bạn là cận suy dinh dưỡng. Biếng ăn là lẽ đương nhiên. Phải làm test thở xem có bị viêm dạ dày do nhiễm khuẩn hay không? Chị phải điều trị cho con theo hướng dẫn của chuyên gia cho đúng phác đồ. Hãy cho cháu ăn thức ăn lỏng, mềm: cơm nát, cháo, sữa. Tránh ăn chua cay, không nên no quá. Chia nhỏ thức ăn, 4 bữa 1 ngày. Ăn các bữa phụ, ăn bánh quy, sữa. Không nên kéo dài bữa ăn, nếu ăn ít thì nên chia nhỏ các bữa. Chị hãy đưa con đi khám để điều trị cho con được tốt hơn.
Video Chăm bé khỏe mạnh (P2)
Bạn đọc số điện thoại đuôi 904:Con tôi 7 tuổi đang thay răng. Vừa rồi có một chiếc răng cửa đang lung lay, tôi lấy tay bẻ ra thì chân răng gãy nằm lại trong đó. Xin hỏi Bác sĩ mai mốt răng mới mọc lên có nằm ngay vị trí cũ hay không? Hay nó mọc lách vị trí cũ? Phần bị gãy lại trong đó mai này sẽ thế nào? Cảm ơn Bác sĩ!
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Các bậc cha mẹ hay mắc phải vấn đề này, nếu nhổ răng cho bé mà vẫn còn chân răng thì đưa ngay đến cơ sở y tế để nhổ ra. Nếu không có chỗ mọc, răng mới sẽ mọc xấu. Đầu tiên, phải đưa con đến bệnh viện, cha mẹ không thể làm thay việc bác sĩ.
Minh Bằng (Nam giới, 35 tuổi, Đồng Nai): Con trai tôi 6 tháng tuổi bị xổ nhiều mũi có màu xanh, tiếng khàn và có đờm, bị 5, 6 ngày nay mà chưa khỏi. Trước đó 3, 4 ngày có bị sốt khoảng 38,5 độ, sau đó hết rồi chảy nước mũi. Tôi không đưa con đi bác sĩ vì nghĩ với bệnh này thì chỉ cần chăm sóc tốt cháu sẽ tự khỏi thì có đúng hay không? Bởi tôi sợ nếu đưa cháu tới các bác sĩ thì các bác sĩ đều dùng kháng sinh, long đờm cho tất cả các bé. Mà theo tôi được biết thì việc làm này là không đúng. Vậy tại sao các bác sĩ đều làm như vậy?
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Theo tôi, cháu bị viêm đường hô hấp, thông thường thò lò mũi xanh là nhiễm khuẩn. Sốt và thò lò mũi xanh chắc chắn có viêm. Không nên tự dùng kháng sinh, ví dụ bạn đâu biết được kháng sinh VA cho bệnh nào, liều lượng ra sao. Vậy trong trường hợp này không nên tự dùng khánh sinh, cháu chắc chắn nhiễm khuẩn rồi. Anh nên đi đến các cơ sở y tế để lấy thuốc cho cháu.
Thienthanbenho1211@gmail.com: Con nhà em được 21 tháng rồi mà cháu vẫn chưa đi lại được. Em cho đi khám thì Bác sĩ bảo thiếu canxi và sắt. Về nhà em cho uống theo đơn của bác sĩ được 1 tháng rồi mà vẫn chưa thấy khá lên, cháu vẫn yếu và tóc vẫn hơi hoe đỏ.
ThS.BS Lê Thị Hải: 21 tháng tuổi chưa biết đi là còi xương, cần điều trị 2-3 tháng. Bạn cần tiếp tục điều trị thêm. Chế độ ăn vô cùng quan trọng, suy dinh dưỡng khiến cơ yếu khó đi. Làm sao cho cháu ăn phải đầy đủ, nếu uống vitamin D mà thiếu chất béo thì cháu cũng hấp thu được.
Hà (Nữ, 27 tuổi, Hà Tĩnh): Việc tiêm phòng nhiều loại vắc-xin vào cơ thể bé thì có ảnh hưởng đến hệ miễn dịch hoặc sức khoẻ của bé không? Bé nhà em tiêm gần như tất cả các loại vắc-xin (cả loại miễn phí và loại tự nguyện) có trong danh sách đề xuất của y tế dự phòng dành cho các bé.
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Chị làm vậy là rất tốt, tiêm chủng miễn phí lẫn tự nguyện. Tiêm vắc-xin nào sẽ bảo vệ cháu khỏi bệnh ấy. Nếu ốm thì ảnh hưởng đến sức khỏe, chậm lên cân… Tiêm chủng cho bé là rất tốt. Không nên tiêm vắc-xin sống cùng 1 lúc nhưng chị yên tâm, Bộ y tế đã tính toán giúp chị. Việc của chị là đưa con tiêm đúng lịch, ở nơi tiêm chủng có nhân viên tư vấn. Ví dụ như: tiêm đúng lịch của vắc-xin sởi lúc 9 tháng nhằm tránh bệnh do khi hậu nhiệt đới. Hiệu quả cao thì khả năng bảo vệ 95% vào tháng 12 ở các nước khác nhưng ở nước ta tiêm lúc 12 tháng thì bệnh mất rồi. Vậy nên, nếu có lịch thì cần đi tiêm ngay để bảo vệ bé.
thaopham156@gmail.com: Con gái tôi 7 tháng 15 ngày, cân nặng 7,5kg. Hằng ngày cháu ăn 2 bữa bột vào bữa trưa và bữa chiều, mỗi bữa bột cháu ăn được 1 bát nhỏ tương đương 200ml gồm đầy đủ 4 nhóm chất, cháu uống khoảng 250ml sữa công thức, bú mẹ buổi trưa và tối, cháu không chịu uống nước cam và ăn sữa chua. Thịt, cá, tôm sau khi mua về tôi xay nhỏ, hấp chín, và bỏ tủ lạnh cho cháu ăn trong vòng 3 ngày, như vậy có bị mất dinh dưỡng không. Sắp tới cháu được 8 tháng thì chế độ ăn của cháu như thế nào thì hợp lý ạ?
ThS.BS Lê Thị Hải: Thứ nhất, 8 tháng tuổi với cân nặng vậy là phát triển bình thường. Mỗi ngày cần cho bé ăn 2 bữa bột. Bé bú mẹ mà vẫn ăn 250ml sữa là được rồi. Nếu bé không uống nước cam thì có thể cho ăn các loại hoa quả khác, bạn hoàn toàn có thể thay thế cho con. Nếu không có thời gian đi chợ, bạn nên chuẩn bị vào cuối tuần và cho bé ăn cả tuần. Nhưng nên xay sống sau đó cho vào ngăn đá bảo quản. Bạn sẽ không mất thời gian đi chợ mà vẫn đảm bảo cả tuần. 8 tháng nên cho bé ăn thêm bữa bột. Thể trạng của bé hiện tại là bình thường bạn nhé.
Đàm Thị Định (Nữ, 33 tuổi, Quảng Ninh): Con tôi 29 tháng, nặng 12,5kg thì có còi quá không? Bác sĩ có thể tư vấn giúp chế độ ăn như thế nào để tăng cân cho cháu.
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Cháu 29 tháng, 2 tuổi rưỡi nặng 12,5 kg là tốt. 1 tuổi nặng 9kg mà thêm 1 tuổi tăng 2kg là tốt lắm rồi. Quyển sổ y bạ có biểu đồ cân nặng tăng theo tuổi của Bộ y tế, có tính chiều cao cân nặng theo tuổi. Chị tham khảo nhé. Ngoài ra, hàng tháng chị nên đến khám tại cơ sở y tế xã phường để kiểm tra và nghe tư vấn từ bác sĩ.
Kem: Bé nhà tôi bị chảy máu cam, cách đây 1 tháng bé bị sốt. Tôi cho bé đi khám thì Bác sĩ nói bé bị viêm họng mủ, uống thuốc một hôm thì bé bị chảy máu cam. Đêm qua bé tự nhiên lại bị chảy máu cam. Hiện tại bé không bị ho, chảy nước mũi, chỉ thỉnh thoảng tôi thấy bé có chút gỉ mũi khô. Tôi nhỏ nước mũi sinh lý cho bé, bé hắt hơi thì gỉ mũi đó theo ra. Tôi xin hỏi Bác sĩ bé nhà tôi bị như vậy là có bệnh gì và nếu đi khám nên cho bé đi khám ở đâu?
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Khi bác sĩ sốt lại ho, vấn đề sử dụng thuốc khi điều trị bệnh phải tuân thủ lời của bác sĩ là cần thiết vì sẽ có thêm những xét nghiệm thông thường. Cứ dùng kháng sinh liên tục sẽ khiến bé bị nhờn kháng sinh, vậy là không tốt. Cần lưu ý 5-7 tuổi có hiện tượng chảy máu cam sinh lý, cần bổ sung thêm rau quả nhiều hơn. Không ngoáy cậy gỉ mũi của con. Biện pháp tốt nhất là đưa cháu đi khám.
PGS.TS Lưu Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em
Câu hỏi kết nối từ điện thoại: Thưa Bác sĩ! Tôi là một bà mẹ bị nhiễm HIV, đang mang thai tháng thứ 8. Tôi muốn hỏi là sau này khi sinh con ra, tôi có nên cho con bú sữa mẹ không vì tôi sợ lây bệnh cho con.
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Chị mạnh dạn là đáng quý. Chị nên đến trung tâm phòng chống HIV của tỉnh để nhờ giúp đỡ. Chị cùng được những người HIV khác chia sẻ, đồng cảm. Khi đến, chị nên trình bày vấn đề. Nhân viên y tế sẽ tư vấn giúp chị. Chị nên dùng thuốc ở tháng thứ 4, trước đây là tháng thứ 7. Không dùng thuốc nguy cơ là 30%, dùng thuốc thì nguy cơ là dưới 10%. Nếu muốn cho con bú mẹ thì chị cũng nên xin tư vấn cách cho bú để tránh nguy cơ lây.
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Em không cần ngại ngùng nữa. Cộng đồng đang rất chia sẻ, không nên cho rằng mọi người kỳ thị mình. Khi phát hiện HIV, thì em có được điều trị kịp thời hay đến cơ sở bên ngoài điều trị không. Các trung tâm, bệnh viện đều hỗ trợ tốt cho bệnh nhân HIV. Nếu được điều trị sớm, thì kể cả em cho con bú 6 tháng thì nguy cơ lây nhiễm cho con cực kỳ thấp. Nếu chưa điều trị, em cần đến trung tâm y tế ngay. Nếu điều trị có thể cho con bú 6 tháng. Nếu chưa điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc khả năng kinh tế… để có cách giúp em.
Video Chăm bé khỏe mạnh (P3)
Ngọc Khoa: Tôi có 1 bé trai gần 11 tháng tuổi, bé cân nặng 8,7kg, cao 71cm. Như vậy bé có bị nhẹ cân và thấp còi không? Bé chỉ bú sữa mẹ và ăn cháo. Mỗi ngày bé ăn cháo 4 lần và bú sữa mẹ vào buổi trưa và ban đêm. Mỗi bữa cháu ăn khoảng nửa chén cháo. Tôi thường nấu thịt, cá, tôm, cua, lươn, óc heo với mồng tơi, khoai tây, khoai lang bí đỏ. Hiện tại tôi có cảm giác như bé chán ăn, bé ăn hay ngậm và mỗi bữa ăn hơn nửa tiếng. Cháu hay bị nôn ọe khi thấy thức ăn hoặc khi đang ăn. Cháu bị như vậy có ảnh hưởng gì không? Tôi không biết có nên cho cháu uống thêm thuốc bổ hay gì không để cháu ăn nhiều hơn và phát triển tốt hơn. Chế độ ăn như thế đã phù hợp với cháu chưa hay tôi phải cho cháu ăn uống như thế nào? Xin bác sĩ tư vấn giúp để cháu có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tôi có thể cho cháu ăn thêm 1 bữa cháo nữa và sữa chua vào buổi tối được không? Cháo của cháu tôi nấu từ sáng để tới chiều, mỗi khi ăn thì hâm lại như vậy có phải mất hết chất dinh dưỡng nên con tôi không tăng cân nhiều không? Sắp tới vì tính chất công việc nên tôi chỉ có thể cho bé bú vào ban đêm thì chế độ ăn ban ngày như thế nào để bé đủ chất và phát triển tốt nhất?
ThS.BS Lê Thị Hải: 11 tháng 8,7kg là bình thường, 71cm thì bé hơi thấp. Chiều cao thì de dọa suy dinh dưỡng thấp còi. Nếu như chỉ bú mẹ 1 lần là hơi ít, nên cho uống 2,3 lần. Ngoài 3,4 bữa cháo ra cần cho bé uống thêm sữa ngoài nữa. Nhiều tinh bột mà thiếu canxi nên cần uống sữa bổ sung canxi 11 tháng tuổi, nhưng xu hướng là cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt. Chiều cao thấp nên cho bé đi khám, có thể bé thiếu vi chất dinh dưỡng, canxi, kẽm.
Bá Long (nguyenbalong.bpc@gmail.com): Con trai tôi sinh năm 2012, hát hay và giọng trong. Nhưng khi vào học thì cháu khàn tiếng. Đã 3 tháng giọng cháu vẫn bị khàn. Bé rất hiếu động chơi đùa, ca hát suốt ngày. Làm cách nào để trẻ lấy lại âm thanh ban đầu thưa Bác sĩ?
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Nguyên nhân khản tiếng có thể do dây thanh quản, nếu tự nhiên sốt có thể do vi-rút hoặc có dịch thể do viêm thanh quản cấp. Bạn nên đưa con đi khám. Cũng có thể do thời tiết lạnh dẫn đến gây viêm. Do đó, bạn cần giữ ấm cho cháu. Trường hợp tiếp theo là ho do hét suốt ngày cũng gây khản tiếng. Với nguyên nhân này, bạn nên nói cho con hiểu để bé bớt la hét.
PGS.TS Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới TW
Thảo Đào: Bé nhà em được 15 tháng tuổi. 2 hôm nay bé bị đỏ 1 bên mắt nhưng không bị ra nhiều ghèn mắt, không biết liệu bé nhà em có phải bị đau mắt đỏ không ạ? Em chỉ nhỏ thuốc nhỏ mắt muối Nacl 0.9% cho bé ngày 3 lần thôi.
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Đau mắt đỏ thường đau cả 2 mắt, có thể do nguyên nhân khác. Có thể do con gì đốt hoặc nguyên nhân khác. Có thể để bé ở nhà và nhỏ nước muối bạn nhé.
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Do sinh lý, ở tuổi biết lẫy có thể trong quá trình đó bé bị vật nhọt đâm vào. Do tắc 1 bên ống tuyến lệ. Để chắc chắn thì có thể đưa bé đi khám.
Phamhongskssdn@gmail.com: Bé tôi sinh được hơn 11 tháng, lúc sinh cân nặng của cháu 3.1kg. Bây giờ cháu được 9.7 kg chiều cao được 75cm. Cháu cũng ăn được, uống sữa được nhưng lại rất hay nôn, ăn được 1 thìa cũng nôn, nhưng có khi ăn cả bát cháu không nôn. Một ngày cháu nôn khoảng 2 - 3 lần. Trong quá trình cho ăn tôi cho cháu ăn từ từ, không ép buộc cháu khi cháu không muốn ăn. Khi ăn cháu há miệng và nuốt chứ không ngậm nhưng không hiểu sao cháu vẫn bị nôn. Tôi mong Bác sĩ giải đáp giúp tôi vì sao cháu hay bị nôn.
ThS.BS Lê Thị Hải: Bạn nuôi con rất tốt, với bé như thế thì đang đạt chuẩn của WTO chứ không phải chỉ chuẩn ở Việt Nam nữa rồi. Cháu ăn hay nôn, nhưng không ép buộc thì nên cho bé đi khám xem có bị viêm nhiễm đường hô hấp trên hay không? Nôn theo chu kỳ, có thể mắc 1 số bệnh ví như động kinh nữa, nên bạn cần đưa bé đi khám để chắn chắn nguyên nhân nhé.
Video Chăm bé khỏe mạnh (P4)
Diệu Lê: Bé nhà em 30 tháng tuổi cân nặng 14kg, chiều cao 90cm, bé phát triển nhận thức và ngôn ngữ bình thường. Ban ngày bé chơi bình thường, ngủ trưa khoảng 1,5h, từ nhỏ đến giờ ban đêm bé rất khó ngủ, ngủ khoảng 2h thì lăn lộn, nhào lộn khoảng 20 phút thì ngủ lại, không khóc, 1 đêm khoảng 3 lần như vậy. Em có cho bé đo điện não thì kết quả không bị động kinh. Xin Bác sĩ hãy cho em lời khuyên để bé ngủ ngon giấc hơn.
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Tất cả các bà mẹ thể hiện sự quan tâm đến con cái. Cân nặng của cháu thuộc dạng thừa cân, như cháu chỉ khoảng 13kg là hợp lý. Ban ngày cháu chơi quá nhiều, dẫn đến tình trạng trên. Bạn cần chú ý đến giấc ngủ của cháu, ngày đêm trưa như thế nào. Bạn hãy tính toán tốt thì bé có giấc ngủ tự nhiên nhất nhé.
ThS.BS Lê Thị Hải: Cân nặng chiều cao như vậy tốt, bé này phát triển quá nhanh có thể do thiếu kẽm hoặc thiếu vitamin D, canxi. Ngoài giấc ngủ cũng nên đưa bé đi khám thêm.
Câu hỏi qua điện thoại: Xin chào chương trình và các chuyên gia: Con tôi hiện 7 tháng. Tôi được biết trẻ cần phải tiêm vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để có sức đề kháng. Nhưng thời gian rồi, dù xếp hàng rất nhiều ngày mà tôi vẫn không thể tiêm được cho con vì cung không đủ cầu. Việc tiêm muộn có ảnh hưởng gì đến con tôi không? Và hạn chót là khi nào thì con tôi phải được tiêm để đảm bảo sức khỏe? Xin cám ơn!
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Nên tiêm lần lượt để ngăn chặn được bệnh, nhiều bà mẹ chờ 2 tháng tuổi để tiêm 5 trong 1. Nếu để dồn thì dẫn đến cung không đủ cầu. Khuyên chị nên đến các trung tâm tiêm chủng để nghe tư vấn cụ thể, xếp lịch bố trí cho chị tiêm đúng thời hạn.
Duriantb: Con gái tôi 17 tháng, cháu nặng 10kg, cao 80cm, ngày cháu ăn 3 bữa cháo mỗi bữa 1 chén ăn cơm, cả ngày cháu chỉ uống được 300ml sữa có ngày chỉ uống 200ml. Cháu thường xuyên ra mồ hôi ướt đẫm cả lưng, hiện cháu đã biết đi nhưng chưa vững, cháu chưa mọc đủ răng mới có 8 cái răng và đang mọc răng hàm, đêm cháu không ngủ ngon giấc. Về nhận thức cháu biết học theo tiếng con vật kêu, nhận biết được các con vật, hoa quả, cháu biết làm theo yêu cầu của người lớn như: lấy khăn, vứt rác vào sọt... nhưng về vận động cháu chậm, không biết chống tay để ngồi dậy mặc dù cháu đi được, nhưng nằm là không ngồi dậy được. Cháu ăn cũng hay bị nôn trớ. Làm sao để bé cứng cáp, giảm việc nôn trớ. Đổ mồ hôi nhiều như vậy có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của cháu không?
ThS.BS Lê Thị Hải: Thứ nhất, bé 17 tháng cân nặng chiều cao như vậy là bình thường. Dấu hiệu như vậy có thể là bé bị còi xương. Vì thế nên vận động khó khăn. Không phải thấp bé mới còi xương, nhiều bé bụ bẫm vẫn còi nên đưa bé đi khám xem bác sĩ nói thế nào? Bạn nên cho bé ăn thứ khác nếu bé không muốn ăn cháo.
ThS.BS Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Nguyễn Tiến Dũng: Con gái tôi được 15 tháng tuổi. Hiện cháu đang bị sốt kèm ho và sổ mũi. Tôi đã cho cháu uống kháng sinh và thuốc ho nhưng mấy ngày nay không khỏi. Mỗi lần cháu ho là lại nôn hết những gì cháu vừa ăn uống được. Tôi lo cứ như vậy thì cháu sẽ rất mệt vì không ăn được gì. Xin Bác sĩ tư vấn giúp tôi xem phải làm thế nào để cháu nhanh khỏi và không bị nôn ra khi ho nữa? Cám ơn Bác sĩ!
PGS.TS Bùi Vũ Huy: Lợi dụng kháng sinh khi mang bệnh là không hiệu quả. Tự cho uống thuốc là càng không nên. Trường hợp này chúng tôi chỉ tư vấn thôi, không dùng thuốc. Từ 3 đến 5 ngày bé sẽ tự khỏi. Cần giữ ấm cho bé, đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Bác sĩ được đào tạo, huấn luyện có trình độ chuyên môn y tế mới biết cho thuốc phù hợp được, tự chữa sẽ dẫn dến tốn kém, nhờn bệnh và không hiệu quả.
Bạn đọc giấu tên: Chào Bác sĩ! Bé nhà cháu được 18 tháng tuổi. Cháu bị hở khe vòm khi mới sinh ra nhưng giờ cháu cũng gọi mẹ rất rõ. Vậy thưa Bác sĩ, bé nhà cháu bị như thế có ảnh hưởng gì sau này không?
PGS.TS Lưu Thị Hồng: Mẹ có được chẩn đoán trước khi sinh không, nếu mẹ được tư vấn rồi thì sẽ an tâm hơn. Nếu hở khe vòm môi thôi, sau này có thể đi thẩm mỹ vào thời điểm thích hợp. Đến các bệnh viện răng hàm mặt để chỉnh cho con tạo hình lại đôi môi.
Ngô Thị Thúy: Bé nhà em được gần 6 tháng nhưng từ hồi 2 tháng sau khi cắt tóc cho cháu thì giờ tóc cháu vẫn chưa mọc lại, như vậy là cháu thiếu chất gì không ạ? Gần đây cháu có uống thêm sữa ngoài và ăn bột ăn dặm nhưng cháu đi ngoài màu xanh thẫm như vậy có bị sao không? Cháu đã gần 6 tháng mà chưa được 7kg. Bé còi quá nên em định cho bé uống sữa non thì có nên không?
ThS.BS Lê Thị Hải: 6 tháng mà nặng như vậy là bình thường, khi có hiện tượng rụng tóc thì mới là bệnh còi xương. Ngoài ra còn các biểu hiện như toát mồ hôi quấy khóc ban đêm. Nhưng để kỹ càng hơn bạn nên đưa con đi khám. Phân xanh của bé cũng không có vấn đề gì.
>> Xem các chương trình tư vấn trực tiếp khác trên SongKhoe.vn
PV
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!