Tư vấn trực tiếp: Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Dịch sốt xuất huyết đang có dấu hiệu gia tăng mạnh ở một số địa phương, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thời tiết chuyển mùa và những thay đổi bất thường của khí hậu hiện nay, cũng là thời điểm những cơn mưa xuất hiện nhiều hơn, dày đặc hơn ở cả hai miền Nam - Bắc. Mưa nhiều khiến cho các dịch bệnh có cơ hội bùng phát, lây lan. Đặc biệt, hiện nay cả phía Nam và phía Bắc, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) đang gia tăng nhanh và các chuyên gia nhận định, dịch bệnh này còn tiếp tục bùng phát mạnh. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, bệnh sẽ lây lan thành dịch và để lại những hậu quả khó lường.

Vậy mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết như thế nào? Chúng ta phải làm gì trước tình hình phức tạp của bệnh? Cần phải chủ động phòng ngừa, vệ sinh môi trường như thế nào để hạn chế bệnh tật phát sinh? Những câu hỏi này sẽ được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp trong buổi tư vấn truyền hình trực tiếp ngày hôm nay, với chủ đề 'Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết'.

Tư vấn trực tiếp: Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết

Khách mời trong chương trình

Khách mời chương trình gồm: ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái, bác sĩ Phòng Cấp cứu Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai; ThS. BS Nguyễn Đức Khoa - phó Trưởng phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế; ThS.BS. Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

MC:  Trước tiên, xin được hỏi ThS. BS Nguyễn Đức Khoa, BS có thể cho biết rõ hơn về tình hình dịch bệnh hiện nay đang diễn tiến như thế nào thưa BS Khoa? Dịch bệnh đang bùng phát mạnh ở những tỉnh thành nào? Các bệnh viện có đang bị quá tải trong thời gian dịch bệnh xảy ra không ạ?

Tư vấn trực tiếp: Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa:Hiện nay SXH lưu hành trên 100 quốc giá, WHO cảnh bảo đây là dịch bệnh đáng phải quan tâm. Giai đoạn trước đây mỗi năm ghi nhận hàng trăm nghìn ca mắc SXH, nhưng đến này đã giảm nhưng tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng trên dưới 100 trường hợp.

Năm 2015 số mắc SXH có xu hướng tăng so với 2014, theo Theo dõi dịch tễ thì 5 -10 năm là bùng phát dịch bệnh. Có thể năm nay sẽ là năm bùng phát trở lại của dịch bệnh. Hiện nay toàn quốc ghi nhận 59 ca mắc SXH. Năm nay mưa nhiều nên điều này cũng dễ hiểu. Bộ Y tế nhận định từ đầu năm là có thể bùng phát nên rất sát sao trong công tác phòng và điều trị bệnh.

MC: Khán gải Nguyễn Thu Hoài, Hà Đông, Hà Nội: Em là mẹ của 2 đứa con nhỏ. Em vừa bị sốt xuất huyết, đã xuất viện về nhà nhưng vẫn phải tiếp tục theo dõi. Em lo 2 cháu sẽ bị lây từ mẹ. Xin hỏi bác sĩ bệnh này cơ chế lây lan như thế nào, em phải làm gì để phòng ngừa bệnh cho các bé? Xin cám ơn.

ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái: SXH là do vi-rút gây nên, qua con vật trung gian là con muỗi. Thời gian ủ bệnh trong con muỗi khoảng 1 tuần, sau thời gian đó vi-rút có thể lây truyền qua muỗi đốt. Đến nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào lây bệnh SXH từ người sang người. Nếu chị đã được về nhà rồi thì yên tâm vì chỉ cần có phương pháp phòng tránh thì các cháu trong nhà sẽ an toàn. Ví dụ, áp dụng biện pháp cơ bản phòng chống muỗi đốt, thực hiện chỉ thị của Bộ Y tế 'Không bọ gậy, loăng quăng, không có sốt xuất huyết', ngủ thì phải mắc màn, vệ sinh chỗ ở thoáng mát sạch sẽ.

MC: Xin được hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái, bệnh SXH có biểu hiện như thế nào? Nó có khác gì với các bệnh sốt thông thường khác? Trong trường hợp mắc SXH, bệnh nhân cần lưu ý gì trong chế độ ăn uống ạ?

Tư vấn trực tiếp: Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết

ThS. Bác sĩ nội trú Nguyễn Quốc Thái

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái:Biểu hiện của bệnh SXH là sốt do mầm bệnh vi sinh, hoặc do các bệnh như ung thư. Trong trường hợp sốt do mầm bệnh vi sinh, khác với các bệnh sốt khác là: Sốt ngắn ngày, khoảng từ 2-7 ngày, đau mỏi người, đau dọc sống lưng, biểu hiện sốt huyết có chấm rất nhỏ, sốt niêm mạc chảy máu ở chân răng, phụ nữ hành kinh sớm hơn. Trường hợp sốt nặng là xuất huyết tiêu hóa. Nổi bật nhất là xuất huyết tiêu hóa trong khi bị bệnh SXH. Một biểu hiện đặc trưng hơn là xuất huyết tương như tràn dịch trong màng phổi, nặng hơn là thoát huyết tương gây cho người bệnh sốc, làm cho biểu hiện sốt rõ hơn.

MC: Như chúng ta đã biết bệnh này chưa có vắc-xin phòng bệnh, Như bác sĩ Thái đã trao đổi bệnh này lây qua tung gian con muỗi. Căn bệnh chỉ hạn chế được do đó là bệnh lưu hành. Các chính quyền các cấp luôn đẩy lạnh phòng chống chứ không có cách phòng bệnh đặc hiệu. Phải cắt đứt dường truyền từ con muỗi sang con người để tránh bệnh. Khán giả có tên Lê Văn Việt, Thanh Xuân, Hà Nội: Tôi được biết một trong những biểu hiện của SXH là người bệnh bị sốc, tuy nhiên, không phải tất cả người bị sốt xuất huyết đều bị sốc. Vậy, dấu hiệu nào đặc trưng nào cho biết người bệnh đang mắc căn bệnh nguy hiểm này?

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái:Trong bệnh viện chúng tôi cũng phải chia sẻ thật là có những bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm vẫn khó phát hiện được các bệnh. Ví dụ như bệnh tả, thường mất nước thì nhan viên y tế sẽ cảnh báo ngay là biết ngay. Nhưng ở bệnh nhân SXH thì nó không đặc trưng rõ ràng, do giảm thể  tích máu trong tuần hoàn gây sốc. Biểu hiện trên lâm sàng giúp người nhà và bác sĩ theo dõi trong bệnh viện. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu cảnh bảo này cần phải đến ngay cơ sở y tế để được truyền dịch hoặc uống.

Biểu hiện: Sốt kèm theo vật vã, đau bụng phần phía trên phần vùng gan, dấu hiệu nôn mửa nhiều, tiểu ít, xuất huyết khu vực niêm mạc như rỉ máu chân răng. Thì những dấu hiệu này cần phải điều trị theo dõi tại bệnh viện chứ không thể để ở nhà được. Nguy hiểm nhất là trường hợp sốc ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết (P1)

MC: Xin hỏi ThS. BS Nguyễn Đức Khoa: Mùa mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm, bệnh SXH càng có cơ hội phát triển. Vậy biện pháp phòng dịch bằng phương pháp phun hóa chất tại các vùng có nguy cơ cao được tiến hành như thế nào? Bộ Y Tế có gặp khó khăn gì không? Định kỳ phun có được thực hiện thường xuyên không thưa BS Nguyễn Đức Khoa?

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa:Trung gian truyền bệnh là con muỗi vằn, tập tính của nó là đẻ tại các dụng cụ nước sạch như chum vại, bình hoa, bể cảnh, hòn non bộ, bát trong chạn bát để chống kiến, khay nước ở điều hòa, tủ lạnh, máng thức ăn gia súc chăn nuôi, mảnh lu, mảnh chai, lốp xe… nói chung là các vật đọng nước là muỗi đẻ tại đó, xung quanh nhà chúng ta. Cho nên là việc diệt muỗi để cắt đường truyền từ người này qua người khác là điều cần thiết ví dụ như bật điện, dùng hương để xông, các dụng cụ chứa nước thì phải lật úp, đổ bỏ nước đi. Phun hóa chất thì theo hướng dẫn của Bộ Y tế, có 2 trường hợp: Phun chủ động khi nguy cơ bùng phát dịch tăng cao, trường hợp 2 là phun khi phát hiện ổ dịch.

Phun diệt muỗi sốt rét và sốt xuất huyết khác nhau. Phun hóa chất phải đi kèm diệt loăng quăng bọ gậy bởi phun hóa chất chỉ có tác dụng tức thì khoảng 3 ngày, diệt muỗi đã trưởng thành. Do người dân không hợp tác trong việc tiêu diệt triệt để. Người dân không nên chủ quan rằng ở chung cư cao tầng thì muỗi không lên được. Muỗi có thể không bay được nhưng theo thang máy, muỗi vẫn có thể mang mầm bệnh SXH tới từng hộ dân. Ở nhà mặt đất, tầng 4 muỗi vẫn có thể lên được. Vì vậy lời khuyên cho người dân là cần hợp tác với các cán bộ y tế để đảm bảo phun 100% hóa chất trong các tòa nhà, trong các phòng từng hộ gia đình. Bộ Y tế luôn giám sát dịch bệnh cũng như phát hiện các ổ dịch để có hướng phun hóa chất diệt muỗi phù hợp.

MC: Thưa BS Nguyễn Quốc Thái, thói quen sinh hoạt hằng ngày của người dân ảnh hưởng như thế nào đến sự lây truyền của bệnh?

BS Nguyễn Quốc Thái:Sự sinh sôi của muỗi liên quan trực tiếp đễn môi trường ngoại cảnh, Việc nằm màn trong thời tiết nóng nực thì khó chịu nhưng giúp chúng ta phòng tránh muỗi đốt. Muỗi đốt SXH thường đốt chúng ta ban ngày vào ngày sáng sớm, chiều tối cũng có nhưng ít. Nhiều người ngĩ rằng ngủ trưa ngắn thì không cần nằm màn nhưng vẫn cần vì giảm yếu tố nguy cơ bị muỗi đốt. Người dân nên rửa tay để phòng tránh được mầm bệnh, rửa tay trong khi dịch bệnh SXH đang hoành hành để có sức đề kháng tốt hơn.

MC: Khán giả có tên Lê Lưu Ly, Phúc Thọ, Hà Nội: Thưa bác sĩ, bệnh SXH khi mới phát hiện có thể chăm sóc tại nhà được không? Chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết thế nào và có phải kiêng món ăn nào không? Thời điểm nào để biết được bệnh đang nặng lên?

ThS.BS. Lê Thị Hải: Nếu SXH nhẹ mà không có dấu hiệu cảnh báo thì có thể chăm sóc tại nhà nhưng phải hết sức chú ý: Ngày thứ 3 của bệnh thì phải theo dõi, hết sức chú ý để đưa đến bệnh viện ngay. SXH hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh đặc hiệu, khi sức đề kháng kém thì gây sốc cho bệnh nhân. Quan trọng nhất là phải uống nhiều nước, uống nước rất quan trọng trong điều trị bệnh, uống các loại nước như nước ép, nước rau quả chứ không nhất thiết là phải nước lọc. Kiêng những laoij thức ăn nhiều mỡ béo, có gia vị chua cay. Ngoài ra không tuyệt đối kiêng thứ gì cả, phải ăn cân đối. Chế biến dưới dạng lỏng, mềm, dễ tiêu.

Tư vấn trực tiếp: Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết

ThS.BS. Lê Thị Hải

MC: Xin hỏi ThS.BS. Nguyễn Quốc Thái: Bác sĩ có thể cho độc giả biết thêm về những dấu hiệu nhận biết rằng bệnh đang có diễn biến xấu.

ThS.BS. Nguyễn Quốc Thái:Khi điều trị bệnh SXH tại nhà cần theo dõi đặc biệt để ứng cứu như bệnh nhân khó thở, tụt huyết áp dẫn đến suy cơ quan nội tạng rất nguy hiểm.

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa: Quan điểm của Bộ Y tế là tất cả các trường hợp nghi ngờ đều phải đến bệnh viện để được chẩn đoán và đưa ra lời khuyên về việc điều trị tại nhà hay ở bệnh viện. Do người dân chủ quan sử dụng thuốc không đúng cách thì thậm chí bệnh sẽ nặng lên.

Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết (P2)

Khán giả Ngọc Hòa, 37 tuổi, Bắc Giang có hỏi: Chào các Bác sĩ. Trong thời gian này em biết đang có dịch sốt và trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất. Xin hỏi bác sĩ, con em bị sốt đã 3 ngày, có ho và sổ mũi, đã uống thuốc theo đơn bác sĩ được 2 ngày. Đến hôm nay bé đã hết sốt và chơi bình thường nhưng em vẫn còn rất lo, làm sao để biết rằng bé bớt bệnh hay có bị sốt xuất huyết không? Xin Bác sĩ tư vấn giúp. Xin được hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái:Thông tin của chị cung cấp cho thấy cháu đã đỡ rất nhiều rồi. Cháu đã hết sốt chơi bình thường thì chị nên yên tâm. SXH ở trẻ em thì không có triệu chứng sổ mũi mà có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp trên.

ThS.BS. Lê Thị Hải: Cháu mà khỏi sốt và chơi bình thường rồi thì tuân theo chế độ bình thường thôi. Không rõ bé của bạn bao nhiêu tuổi nếu bú mẹ thì mẹ phải tăng cường dưỡng chất, nếu bé ăn dặm thì ăn trả bữa bổ sung cho bé để tăng cân, bù lại những dinh dưỡng đã mất  trong thời gian bé bị ốm.

MC: Xin được hỏi ThS. BS Nguyễn Đức Khoa, tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, trước tình hình khó lường của bệnh dịch và bệnh nhân nhập viện đang có dấu gia tăng, Bộ Y Tế đã có những chỉ đạo gì tới các bệnh viện để ngăn chặn dịch bệnh ạ? Liệu số thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế có đảm bảo đủ cho đợt dịch SXH này không?

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa:Ngay từ đầu năm là 2015, dịch đã có thể bùng phát trở lại nên đã hành động quyết liệt để phòng chống bệnh SXH, tổ chức các hoạt động truyền thông mạnh mẽ trên đài truyền hình để người dân được biết. Bộ y tế đã tham mưu cho thủ tướng chính phủ để ra quân diệt loăng quăng bọ gậy.

MC: Khán giả có nickname Lê Lan có gửi đến chương trình câu hỏi sau: Con gái tôi 6 tuổi, bị nổi mẩn đỏ trên người tay và chân. Mới 3 ngày nay. Đã đi khám và kết quả là bị sốt dengue. Cũng sốt nhưng chỉ vào ngày đầu khi xuất hiện bệnh thôi. Còn 2 ngày sau thì bình thường. Em muốn hỏi là sốt dengue và sốt xuất huyết dengue thường có triệu chứng như thế nào? Để em biết cách chăm sóc tại nhà hay em cần đưa bé bệnh viện để được theo dõi ạ. Có phải ai đã từng bị SXH dengue rồi thì sẽ không mắc lại nữa đúng không ạ? Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái: SXH dengue là thuật ngữ để ám chỉ mức độ nặng nhẹ của bệnh. Sốt dengue khi bị nhẹ, và sốt xuất huyết dengue là bệnh nặng. Cháu nhà chị có biểu hiện phát ban ở tay chân là có thể bị sốt xuất huyết dengue, bác sĩ khi khám về chẩn đoán SXH dengue chắc cũng đã tư vấn rồi. Quan trọng cần uống nước điện giải nhiều.

Cháu nhà chị có những biểu hiện không điển hình nhưng đã được chẩn đoán SXH dengue rồi thì vẫn cần phải khám lại và theo dõi hằng ngày. Tiểu cầu mà xuống nhanh quá là cần phải nhập viện, hay chỉ số cô đọng máu mà tăng nhanh thì cũng cần nhập viện thì tình trạng máu bị cô đặc thì dễ bị gây sốc. SXH dengue thì có nhiều thể khác nữa như bệnh Ebola cũng là bệnh sốt xuất huyết nhưng ở thể khác.

Bị SXH rồi thì thường không bị mắc lại SXH type đó nữa, tuy nhiên, SXH có 4 type, vì vậy, nếu bị lần 2 thì triệu chứng sẽ rất nặng. Tuy nhiên chưa ghi nhận trường hợp nào bị SXH đến 4 type cả.

Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết (P3)

MC: Với những người bị sốt xuất huyết dengue, đặc biệt với trẻ em có sức đề kháng kém thì cần có chế độ chăm sóc như thế nào ạ? Xin được hỏi ThS.BS. Lê Thị Hải.

ThS.BS. Lê Thị Hải:Dù bị SXH thể nặng hay nhẹ thì chế độ dinh dưỡng cũng chỉ hỗ trợ trong khi bị bệnh thôi chứ không đóng vai trò điều trị. Đối với các cháu còn nhỏ thì bình thường đã khó ăn rồi nên cần khuyến khích trẻ ăn bằng cách thay đổi các món ăn. Vi tamin A rất quan trọng với trẻ, ngoài ra cung cấp kẽm, sắt, vitamin D cũng rất cần thiết. Thêm vào đó, cần uống các loại nước quả, nước cam, nước quýt.

MC: Nguyễn Viết Kiên, TP.HCM: Tôi được biết bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, tôi cũng được biết vắc xin phòng chống bệnh SXH đang được nghiên cứu ở nước ta. Vậy ThS. BS có thể cho kết quả nghiên cứu loại vắc xin này thế nào ạ? Có phải vắc xin này sắp được thử nghiệm ở nước ta không ạ?Tôi xin cảm ơn.

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa trả lời:  Hiện nay ở Việt Nam, có nhiều nghiên cứu để phát triển vắc-xin phòng bệnh SXH, một trong những nghiên cứu hiệu quả đã được triển khai từ năm 2011, đã được thử nghiệm trên 2000 trẻ. Mỗi trẻ được tiêm 3 mũi và đánh giá hiệu quả trong 13 tháng và giảm được 56% mắc bệnh. Tại các quốc gia như ở Malysia, Châu Phi thì đều cho kết quả như vậy. Vắc –xin này cũng hiệu quả cho người lớn.

MC: Vắc xin này sau khi được kiểm nghiệm có thể áp dụng tiêm chủng thì liệu có nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em không?

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa trả lời: Nếu như vắc-xin có bằng chứng khoa học về phòng bệnh hiệu quả thì chính phủ có thể đưa vắc-xin vào chương trình tiêm chùng mở rộng.

Xin bác sĩ cho tôi hỏi: Hiện vợ tôi đang mang thai 3 tháng, vợ tôi bị sốt xuất huyết, đi khám bác sĩ bảo bị tràn dịch màng phổi mức độ nhẹ và cho vợ tôi uống thuốc, xin hỏi bệnh sốt xuất huyết có ảnh hưởng gì đến bé không? Vợ tôi phải điều trị như thế nào? Xin cảm ơn bác sĩ! Xin hỏi ThS.BS Nguyễn Quốc Thái.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái:Sau khi bệnh hồi phục thì dịch trong màng phổi có thể hấp thu và có thể không để lại di chứng gì. Chị đang mang thai thì bị SXH cũng chưa có bằng chứng chắc chắn có ảnh hưởng xấu nếu nhiệt độ người mẹ cao, trên 38,5 độ là cao, nếu trên nhiệt độ này thì ảnh hưởng đến bé càng cao. Có nhiều phương án để khống chế kiểm soát thân nhiệt như chườm đá, dùng thuốc hạ sốt cho phụ nữ mang thai, nởi lỏng quần áo…

MC: Thưa ThS.BS Lê Thị Hải, với những thai phụ mắc sốt xuất huyết, hẳn là phải có một chế độ chăm sóc đặc biệt. Vậy chế độ dinh dưỡng cho những bệnh nhân này cần chú ý điều gì ạ?

ThS.BS. Lê Thị Hải:Tất cả các phụ nữ khi mang thai 3 tháng đầu đều nghén, chỉ là mức độ nặng hay nhẹ. Quan trọng nhất của ăn uống trong 3 tháng đầu là nên chia nhỏ bữa ăn do 3 tháng đầu hay nôn, ăn các thức ăn lỏng, mềm, dễ ăn. Hạn chế thức ăn quá nhiều dầu mỡ, Nên ăn cháo súp, sữa, nước trái cây. Trường hợp nghén nôn nhiều quá thì phải vào bệnh viện để truyền dịch.

MC: Khán giả có tên Lê Mỹ Uyên, đến từ Quảng Bình có hỏi: Thưa bác sĩ tôi thấy càng ngày bệnh SXH càng ngày càng diễn biến khó lường, đặc biệt vào mùa mưa này, vi khuẩn, vi-rút càng biến đổi phức tạp. Như vậy, người lớn có thể làm gì để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh? Bản thân tôi là một người mẹ nên tôi rất lo lắng. Tôi xin cảm ơn.

ThS.BS Nguyễn Quốc Thái: Là bậc cha mẹ thì điều tốt nhất để làm cho trẻ là tạo thói quen tốt cho trẻ, cha mẹ nên làm gương cho trẻ. Đơn giản là rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Tạo môi trường vệ sinh trong gia đình phải thật ngăn nắp, sạch sẽ để tránh lây nhiễm nguồn bệnh.

Ứng phó kịp thời với sốt xuất huyết (P4)

MC: Do tính chất phức tạp và sự gia tăng của các dịch bệnh, các bệnh viện hằng ngày phải tiếp nhận rất đông bệnh nhân đến khám và nhập viện, đặc biệt các bệnh viện lớn còn xảy ra hiện tượng quá tải. Bệnh nhân nhập viện không chỉ có bệnh SXH mà còn các bệnh truyền nhiễm khác như Tay-chân-miệng, hô hấp cấp. Xin được hỏi ThS. BS Nguyễn Đức Khoa, để tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, thì Bộ Y Tế đã có những chỉ đạo gì trong đợt dịch năm nay?

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa:Bộ Y tế có hướng dẫn chẩn đoán điều trị cho các tuyến BV, hướng dẫn người bệnh chăm sóc điều trị theo dõi các trường hợp nặng. Tránh tình trạng quá đông người thì nên đến các cơ sở đầu tiên tuyến huyện, tỉnh sau đó mới lên đến trung ương. Không nên khám chữa bệnh vượt tuyến thì dễ quá tải. Ngoài ra đang củng cố lại các tuyến BV tư nhân để cùng khối BV nhà nước cùng phòng chống dịch bệnh này.

MC: Trong thời điểm chuyển mùa này, thời tiết diễn biến phức tạp, rất dễ bùng phát và lây lan các dịch bệnh. Đặc biệt, đây cũng là thời điểm mùa khai trường, ngoài SXH, một số dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm trong học sinh, sinh viên như: tay chân miệng, bệnh cúm, Ebola, thậm chí là MERS-CoV, vậy để phòng bệnh trong trường học, ngành y tế đã có những chỉ đạo gì tới các nhà trường?

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa:Bộ GDĐT và Bộ Y tế đã phối hợp để tổ chức buổi họp báo cung cấp thông tin cho báo chí về 2 bệnh dễ lây lan và mắc trong trường học là bệnh SXH, và chân tay miệng. Chủ động biện pháp dự phòng cá nhân trong nhà trường để mỗi em học sinh trở thành 1 tuyên truyền viên trong gia đình về phòng chống địch bệnh.

MC: Để phòng bệnh SXH, đặc biệt với trẻ nhỏ, BS Lê Thị Hải có lời khuyên gì cho người dân, đặc biệt trong môi trường trường học, các khu công nghiệp trong vấn đề dinh dưỡng không ạ?

ThS. BS Lê Thị Hải : Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với chúng ta để phòng chống bệnh tật. Tất cả các bệnh nếu có sức khỏe tốt thì đều chống lại được các loại bệnh. Phải hiểu rõ về chế độ ăn cân đối đầy đủ và hợp lý. Tạo thói quen ăn đủ chất đạm, tăng cường rau xanh, hoa quả.

MC: Quả thực mùa nào cũng có những nỗi lo riêng, trong thời tiết khá là khắc nghiệt như nước ta thì việc phòng bệnh cần phải được mỗi người chủ động để tránh những tổn thất không đáng có. Trước khi kết thúc chương trình, các chuyên gia có lời khuyên gì cho những khán giả của chương trình không ạ? Không chỉ trong việc phòng bệnh SXH trong mùa mưa này mà còn các bệnh truyền nhiễm khác.

ThS. BS Nguyễn Đức Khoa: Bệnh truyền nhiễm vào cơ thể qua nhiều con đường: hô hấp, đường ăn uống, máu... Để phòng bệnh, không được để vi khuẩn lây qua đường này. Đối với các bệnh côn trùng truyền, truyệt đối không được để những loại côn trùng này truyền vào người. Ăn uống có chế độ hợp lý, ăn ở hợp vệ sinh. Cần phải điệt loăng quoăng bọ bậy, không có loăng quăng bọ gậy thì không có SXH, thực hiện chỉ thị của Bộ Y tế. Khi có biểu hiện bệnh thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng nhập viện muộn dẫn đến tử vong.

ThS.BS. Lê Thị Hải: Cần phải hiểu biết nguyên nhân, nguồn lây lan là từ đâu, và cập nhật ngay các kiến thức về bệnh để chủ động phòng bệnh. Tạo thói quen gọn gàng ngăn nắp, các thói quen sinh hoạt hằng ngày.

ThS.BS Nội trú Nguyễn Quốc Thái: Hãy đặt niềm tin vào hệ thống y tế để có được những xử trí chuyên môn. Tôi muốn nhấn mạnh đến niềm tin vì có niềm tin thì chúng ta mới có được thông tin đầy đủ, có thế chúng ta mới hướng đến việc phòng bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!