Vậy tôi xin hỏi ù tai hiểu như thế nào, nguyên nhân và cách điều trị?
(Nguyễn Chơn - Đồng Nai)
Ở điều kiện sinh lý bình thường, ở tai trong của mỗi chúng ta được cấu tạo hàng vạn tế bào thính giác và hoạt động theo cơ chế điện sinh học, tức là trên bề mặt của tế bào thính giác là những sợi lông rất nhỏ, những sợi lông này sẽ chuyển động theo áp suất của những làn sóng âm thanh từ ngoài vào, sự chuyển động này khiến cho những tế bào thính giác phát ra một luồng điện tới sợi thần kinh thính giác và những tín hiệu này được dẫn truyền lên não bộ; não bộ sẽ phân tích những tín hiệu này và nhận biết được đây là những âm thanh, từ đó chúng ta nghe được và biết được.
Ngược lại, nếu những sợi lông mỏng manh trên bề mặt tế bào thần kinh thính này bị tổn thương, uốn cong, siêu vẹo, chúng sẽ chuyển động rối loạn không theo một chiều hướng nào cả. Vì vậy, những tế bào thính giác sẽ gửi lên não bộ những tín hiệu bất thường khiến bộ não nhận được âm thanh không hề có, bất thường mà ta gọi là chứng ù tai.
Về nguyên nhân, gây ù tai có rất nhiểu nguyên nhân gây nên, từ bệnh lý thực thể đến những sinh hoạt trong cuộc sống đời thường, như gặp trong chấn thương gây tổn thương tai trong do những tiếng động quá lớn, nghe thời gian dài liên tục từ ngày này sang ngày khác như tiếng nhạc, cưa máy, tiếng cắt gạch men, tiếng nổ, tiếng động cơ rú ga... có thể làm giảm thính lực rất nhiều; do sử dụng một vài thứ thuốc quá lâu ngày như thuốc Aspirin, Streptomyxin, Gentamycin... do tổn thương của chuỗi xương nhỏ trong tai, xương có thể bị cứng lại không dẫn truyền âm thanh vào tai trong được; chấn thương ở vùng đầu - mặt - cổ làm tổn thương tai trong; bệnh của hệ tuần hoàn cũng có thể gây ra chứng ù tai như xơ vữa động mạch, sự tích tụ của cholesterol, làm cho các mạch máu gần tai giữa và tai trong bị mất tính đàn hồi; trong các bệnh tăng huyết áp, stress, nghiện rượu, cà phê, thuốc lá có thể làm cho tai chúng ta bị ù tai…
Việc điều trị bệnh ù tai, trước hết bệnh cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám để xác định nguyên nhân, nếu ù tai là do quá nhiều ráy tai thì sau khi khám bác sĩ sẽ giúp lấy ráy tai ra, trường hợp này bệnh sẽ hết hoặc bớt ù tai; nếu ù tai do bệnh mạch máu, việc điều trị phải giải quyết các rối loạn về mạch máu; nếu bệnh do dùng thuốc để điều trị bệnh nào đó mà gây ù tai, sau khi bạn ngừng thuốc hoặc đổi sang thứ thuốc khác sẽ hết ù tai; bên cạnh đó chúng ta cũng cần thực hiện các phương pháp làm giảm thiểu tiếng ồn, gây ảnh hường cho tai như nghe điện thoại, nghe nhạc, để quạt chạy nhẹ, nghe đài, tivi nên điều chỉnh vừa đủ nghe, đeo máy nghe trợ thính nếu ù tai và mất thính lực, không dùng hoặc hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu - bia, thuốc lá, cà phê, nước khoáng có chứa chất Quinin, thuốc Aspirin; các chất Nicotin và Cafein... vì các chất này làm rối loạn sự co giãn của mạch máu, nên làm thay đổi tốc độ luồng máu chảy qua động mạch và tĩnh mạch, rượu bia làm giãn mạch máu khiến lượng máu chảy qua lớn hơn, nhất là vùng tai trong, làm cho ù tai tăng lên, cần tập thể dục- thể thao đều đặn vừa sức để khí máu huyết lưu thông, giúp giảm ù tai.
Bên cạnh việc điều trị hiện tại vẫn còn nhiều khó, nên việc phòng bệnh là yếu tố quan trọng, vì thông thường, tai của chúng ta tiếp nhận âm thanh ở ngưỡng từ 0 - 20dB, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ngưỡng tiếng ồn cho phép trong môi trường nghỉ ngơi, độ ồn thường xuyên không quá 40dB; môi trường sinh hoạt không quá 60dB; môi trường sản xuất không quá 80dB; nếu độ ồn cao hơn, thời gian tiếp xúc phải ngắn hơn; nếu đeo tai nghe để nghe nhạc không nên nghe quá to, nghe với thời gian vừa phải trong ngày; cần vệ sinh răng miệng, mũi họng thường xuyên, nếu bị viêm mũi họng phải xử trí ngay tránh làm bít tắc vòi nhĩ cũng gây ù tai.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!