Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ tư vấn cho bệnh nhân.
Hút thuốc lá từ 21 tuổi, 30 tuổi đã “liệt”
Đây là trường hợp của anh Nguyễn Đức D. 31 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam. Anh D. cho biết khoảng 1 năm nay anh không thể tự chủ được trong chuyện ấy vì “cậu nhỏ” không nghe lời. Theo anh D. bác sĩ đã kiểm tra độ rối loạn cương dương ở mức độ 2.
Trường hợp của anh D. còn may mắn vì tình trạng cương cứng vẫn có thể duy trì được nhưng không lâu. Anh D. có tiền sử hút thuốc lá 10 năm nay. Từ năm 21 tuổi anh đã tìm tới thuốc lá và đến nay thâm niên hút dày, mỗi ngày khoảng 1 bao thuốc.
Dù đã có vợ và hai con nhưng anh D. luôn lo lắng vì tình trạng trên bảo dưới không nghe của mình. Có lúc, kích thích như thế nào chỉ chỗ ấy vẫn liệt. Lúc nào anh D. cũng có cảm giác mệt mỏi, u uất vì còn trẻ đã bị yếu.
Khác trường hợp của anh D. trường hợp ông Cao Văn B. 52 tuổi tìm tới chuyên gia nam học với trạng thái lo lắng. Ông B. rơi vào tình trạng trên bảo dưới không nghe 3 nămnay và ông đã điều trị rối loạn cương dương bằng thuốc Đông lẫn Tây y nhưng không đáp ứng.
Việc không thể điều khiển được bản lĩnh quý ông khiến ông B, luôn trong trạng thái thấp thỏm lo lắng nên tình trạng này càng ngày càng nặng hơn. Bác sĩ tư vấn thử điều trị thuốc rối loạn cương và tâm lý. Bác sĩ cho bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế men phosphodiesterase 5 (PDE5i).
Theo chuyên gia nam khoa bác sĩ Nguyễn Quang Cừ – Bệnh viện Đa khoa An Việt tỷ lệ người bệnh nam giới bị rối loạn cương ngày càng tăng đặc biệt nhiều người trẻ đã bị rối loạn cương. Bệnh bệnh không được điều trị sớm bệnh sẽ ngày càng nặng ảnh hưởng đến chất lượng sống và triệt tiêu hưng phấn của đời sống tình dục.
Bác sĩ Cừ cho biết rối loạn cương là tình trạng người bệnh không có khả năng thực hiện hoặc duy trì dương vật cương đủ để thỏa mãn hoạt động tình dục.
Theo thống kê của Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, số lượng người đến khám và điều trị các bệnh về nam khoa tăng lên mỗi năm. Năm 2017 có 74.000 lượt khám và điều trị nam khoa. Năm 2018, trong 85.000 lượt khám nam khoa, tỷ lệ bị rối loạn cương dương được ghi nhận là 11,6%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, có 8.200 lượt khám điều trị về rối loạn cương dương.
Ước tính đến năm 2025, thế giới sẽ có khoảng 322 triệu nam giới trên 65 tuổi đang đối diện với tác động của bệnh rối loạn cương. Tỷ lệ rối loạn sẽ ngày càng tăng theo tuổi tác, có đến trên 60% nam giới trên 70 tuổi bị rối loạn cương. Trước việc già hóa dân số hiện nay thì bác sĩ Cừ cho biết rối loạn cương sẽ trở thành thách thức với các bác sĩ vì tỷ lệ này sẽ tăng kèm theo các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp, tình trạng hút thuốc lá hiện nay.
Thuốc lá ảnh hưởng tới bản lĩnh nam khoa thế nào?
Bác sĩ Cừ cho biết trong số nhiều bệnh nhân trẻ đến khám nam khoa tỷ lệ hút thuốc lá chiếm tới 90 %. Thuốc lá được xếp vào thủ phạm gây liệt dương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng có 82% - 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc, ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa. Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch máu, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch dương vật cấp.
Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được. Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ hormon testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản xuất tinh trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hóa).
Khi khám nam khoa, các bệnh nhân đều được yêu cầu cai thuốc lá trước. Nếu muốn cải thiện tình trạng rối loạn cương, bắt buộc phải bỏ thuốc lá. Bác sĩ Cừ cho biết các bệnh nhân có thể điều trị nội khoa.
Ngoài ra, hiện nay còn có một số biện pháp điều trị rối loạn cương khác với trường hợp không đáp ứng với thuốc có thể sử dụng phương pháp khác như hút chân không, sóng xung kích, đặt thể hang nhân tạo, đặc biệt là kỹ thuật đặt thể hang nhân tạo sẽ giải quyết đứt điểm tình trạng “trên bảo dưới không nghe” của bệnh nhân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!