Ung thư não giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Hiện nay, hầu hết các bệnh ung thư thường được phát hiện ở giai đoạn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Chính vì thế mà gây khó khăn rất nhiều trong điều trị, cũng như nâng cao khả năng sống cho người bệnh.

Hiện nay, hầu hết các bệnh ung thư thường được phát hiện ở giai đoạn bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Chính vì thế mà gây khó khăn rất nhiều trong điều trị, cũng như nâng cao khả năng sống cho người bệnh.

Và một trong số đó phải kể đến bệnh ung thư não, khi mắc bệnh giai đoạn cuối nhiều người vẫn hay lo sợ và không biết liệu mình còn sống được bao lâu.

Ung thư não là gì?

Ung thư não là căn bệnh khá nguy hiểm, mà nhiều người không dám nhắc đến. Nguyên phát của căn bệnh này xuất phát từ các khối u ác tính, nó thường phát triển từ chính các mạch máu trong não, các dây thần kinh... Khi các khối u ác tính ở não chứa các tế bào ung thư, khi thăm khám người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán và cho biết là mắc bệnh.

Theo ước tính của tổ chức Y tế thế giới, nguy co mắc ung thư não đang ngày càng gia tăng, mỗi năm trên toàn thế giới có đến 22.000 người mắc ung thư não và hơn 13.000 ca tử vong. Các khối u não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mà phổ biến nhất là trẻ em từ 3 đến 12 tuổi; và ở nguởi lớn từ 40 đến 70 tuổi.

Căn bệnh nguy hiểm này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh, thậm chí là đe dọa tính mạng con người. Tế bào ung thư của người bệnh tùy vào từng giai đoạn sẽ càng nghiêm trọng hơn, càng nặng càng khó chữa. Do các tế bào ung thư sẽ di căn sang những bộ phận khác trong cơ thể.

Khi có một khối u ở vùng điều hành chức năng sống của não và ảnh huởng đến các chức năng này, thì chúng cũng có thể được coi là khối u ác tính, mặc dù chúng không chứa tế bào ung thư.

Ung thư não giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Ung thư não giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Thời gian sống của bệnh ung thư não còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và sự đánh giá của bác sĩ điều trị. Bác sĩ cần phải khám xét kĩ và làm một số xét nghiệm để đảm bảo chẩn đoán chính xác bệnh và đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh.

Trường hợp người bệnh bị ung thư não giai đoạn cuối thì việc điều trị là vô cùng khó khăn, do vậy sự sống của người bệnh cũng luôn luôn “đứng giữa 2 ranh giới – sự sống và cái chết”.

Ngay từ thời điểm chẩn đoán mắc ung thư não, thời gian sống của bệnh nhấn có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Nếu như bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Và sau đây là một trường hợp cụ thể của một đọc giả chia sẻ trên Lily & WeCare.vn về vấn đề u não như sau: Con em 3 tuổi bị u não thể Anaplastic Astrocytoma, grade 3 đang xạ trị ở Bệnh viện 108. Cháu vẫn chạy nhảy, nô đùa bình thường, xin hỏi bác sĩ tiên lượng của cháu thế nào ạ? Thông thường thời gian sống của các ca như cháu là bao lâu ạ?.

Trao đổi về trường hợp này, bác sĩ Nguyễn Thị Hòa cho biết: U não tế bào sao (Astrocytoma) là một loại u thuộc tế bào thần kinh đệm, đây là loại u hay gặp hàng đầu của u não.

U não có 2/3 là u tiên phát, trong đó hơn 1/2 là u thần kinh đệm. Khoảng 3/4 u thần kinh đệm là u tế bào sao, và hơn 3/4 các u thần kinh đệm hình sao là u tế bào sao giảm biệt hoá (Anaplastic astrocytoma) và u nguyên bào thần kinh đệm đa hình (Glioblastoma multiforme).

Đây là nhóm u từ lành tính đến ác tính cao, thời gian sống của bệnh nhân sau điều trị có thể kéo dài hơn 20 năm, nhưng có khi chỉ trong vòng một năm. Cũng tuỳ thuộc tính chất mô bệnh học của u cũng như các phương pháp điều trị loại bỏ u.

Sự thành công trong điều trị u não còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: bản chất mô bệnh học của u, số lượng u đã được loại bỏ trong phẫu thuật, vị trí của u, độ tuổi của người bệnh (người trẻ có tiên lượng tốt hơn).

Ung thư não giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Chăm sóc bệnh nhân ung thư não giai đoạn cuối

Đối với trường hợp bệnh nhân mắc ung thư não giai đoạn cuối, thì quá trình chăm sóc là vô cùng quan trọng. Từ phí bệnh viện cũng như gia đình cũng phải có phương pháp chăm sóc cho bệnh nhân kỹ càng.

Đây là giai đoạn cực kỳ khó khăn cho cả người nhà, bệnh nhân và chính những người làm nghề.

Các bác sĩ sẽ trực tiếp điều trị, theo dõi tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bản thân. Đồng thời làm các xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh; xử ý những biểu hiện bất thường một cách kịp thời và hỗ trợ trấn an tâm lý người bệnh một cách tốt nhất.

Từ phía người nhà bệnh nhân, thì điều quan trọng nhất là người nhà phải thật vững tâm lý trong gia đình.

Bởi mọi sự bất an, lo lắng nếu để người bệnh nhìn thấy sẽ khiến họ không giữ vững tinh thần mà điều trị. Đặc biệt người nhà nên quan tâm đến chế độ ăn uống của người bệnh ung thư não; thông báo ngay cho bác sỹ khi có những thay đổi bất thường để có biện pháp can thiệp sớm nhất.

Xem thêm

  • Dấu hiệu viêm màng não mô cầu là gì?

  • Não khỏe mạnh hơn nhờ leo cầu thang bộ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!