Ung thư phụ khoa: Những điều phụ nữ cần biết

Giới tính - 11/24/2024

Ung thư phụ khoa là nói về bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (ACS), ung thư phụ khoa là căn bệnh “giết người thầm lặng” bởi ít có biểu hiện Hàng năm tại Mỹ có trên 80.000 người mắc bệnh, nhất là nhóm mãn kinh.

Ung thư phụ khoa là gì?

Ung thư phụ khoa là nói về bất kỳ loại ung thư nào xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ. Trong đó có 5 loại ung thư chính, gồm: ung thư cổ tử cung, bắt đầu ở cổ tử cung, phần dưới của tử cung (hoặc tử cung). Hai, ung thư buồng trứng, bắt đầu ở buồng trứng, nằm ở hai bên của tử cung. Ba, ung thư dạ con, xuất hiện trong tử cung có hình quả lê bên trong khung xương chậu phụ nữ, nơi lưu giữa bào thai. Bốn, ung thư âm đạo, xuất hiện trong khoang âm đạo hình ống rỗng hay còn gọi là ống dẫn sinh; và năm, ung thư ruột kết, thường bắt đầu ở âm hộ, phần ngoài cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cả môi trong và môi ngoài âm đạo, âm vật, và các tuyến của các bộ phận này.

Nguy cơ mắc bệnh ung thư phụ khoa

Âm đạo chảy máu bất thường: chảy máu âm đạo bất thường xảy ra ở hơn 90% phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung (loại ung thư xuất phát từ lớp lót trong của dạ con). Đối với nhóm mãn kinh, nếu chảy máu, kể cả ít hay nhiều cũng nên đi khám. Đối với phụ nữ tiền mãn kinh, chảy máu âm đạo diễn ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt, hoặc trong khi giao hợp cần đi khám để đánh giá nguyên nhân vì đây là dấu hiệu có liên quan đến căn bệnh ung thư nguy hiểm.

Ung thư phụ khoa: Những điều phụ nữ cần biết

Ung thư buồng trứng

Sút cân không rõ nguyên nhân: duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý là điều tốt nhất để ngăn ngừa các loại bệnh ung thư phụ khoa. Trường hợp sút cân đột ngột trong khi vẫn ăn uống bình thường, luyện tập đều đặn, nhất là sút khoảng 10 pounds (4,5kg) trở ra thì rất có thể là đấu hiệu của bệnh ung thư. Nên đi khám và tư vấn càng sớm càng tốt.

Mệt mỏi triền miên: hầu hết phụ nữ khi làm việc nhiều, bận rộn tại nơi  công sở, lo lắng việc nhà, con cái.. thường mệt mỏi nhưng khi nghỉ ngơi sức khỏe sẽ hồi phục. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi diễn ra triền miên mà ăn uống, nghỉ ngơi không giảm thì rất có thể là dấu hiệu của sức khỏe bất an.Thời gian mệt mỏi thường xuyên kéo dài trên hai tuần, kể cả khi giảm công việc hàng ngày mà không đỡ thì nên đi khám, tư vấn bác sĩ, bởi nó là dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nan y, không loại trừ ung thư.

Tiết dịch âm đạo có màu máu, tối sẫm hoặc có mùi tanh: dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh ung thư cổ tử cung hoặc nội mạc tử cung. Nên liên hệ với bác sĩ để được khám và tư vấn sớm.

Sưng chân: nếu một chân bị sưng hoặc cảm thấy bị sưng không rõ lý do thì nên đi khám bởi theo chuyên môn, một khi chân sưng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cao. Nếu xuất hiện triệu chứng này nhưng không gây đau cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.

Ung thư phụ khoa: Những điều phụ nữ cần biết

Ung thư cổ tử cung

Đi tiểu liên tục: hãy thận trọng nếu tự nhiên phải đi vệ sinh liên tục, hoặc cần vào nhà tắm ngồi do bàng quang căng đầy muốn đi tiểu hay đại tiện. Đây là dấu hiệu của bệnh ung thư nếu liên tục thấy chướng hơi, đầy bụng và đau bụng.

Đau xương chậu hoặc vùng bụng: liên tục đau xương chậu hoặc đau bụng thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Bất kỳ kiểu đau bất thường nào nếu kéo dài hơn hai tuần thì không thể xem thường, cần đi khám ngay.

Đầy hơi, chướng bụng: một khi thấy khó ăn, ăn không ngon miệng hoặc lúc nào cũng cảm thấy no là triệu chứng phổ biến liên quan đến ung thư buồng trứng. Hãy nhận biết các dấu hiệu bất thường này, nếu kéo dài liên tục hơn hai tuần thì nên đi khám ngay. Hầu hết phụ nữ thường cảm thấy cồng kềnh sau khi ăn hoặc uống quá nhiều, nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu đầy hơi, căng bụng kéo dài hơn hai tuần mà không khỏi hoặc sau khi đã hết chu kỳ kinh nguyệt không biến mất thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư buồng trứng.

Khó tiêu hoặc buồn nôn: cùng với các dấu hiệu kể trên, nếu có dấu hiệu khó tiêu hoặc buồn nôn kéo dài là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư phụ khoa. Đặc biệt khi thấy nôn nao nhiều hơn bình thường hoặc liên tục buồn nôn. Bác sĩ sẽ tư vấn, khám và kiểm tra những thay đổi bất thường khác trên cơ thể để có kết luận chính xác.

Làm gì để phòng tránh?

Ung thư phụ khoa là căn bệnh thường gặp, có tỉ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ.  Để phòng ngừa thì ngoài các khuyến cáo nói trên, chị em nên tăng cường vệ sinh, khám bệnh, không nên e ngại, xấu hổ và xem thường là “bệnh của phụ nữ” để phát hiện ra là lúc quá muộn.

Ung thư phụ khoa: Những điều phụ nữ cần biết

Tiêm phòng vắcxin HPV là cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phụ khoa ở phụ nữ

Không nên kết hôn, sinh đẻ quá sớm, sinh nhiều con, quan hệ tình dục với nhiều người . Duy trì lối sống khoa học, không hút thuốc lá, uống rượu, ăn quá nhiều mỡ, đường, tăng cường luyện tập, hạn chế cuộc sống tĩnh tại. Nên đi khám bệnh định kỳ, nhất là nhóm phụ nữ trung cao tuổi đã mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai cũng nên chú ý đến khám phụ khoa, phụ nữ trẻ cần tiêm phòng vắcxin ngừa bệnh phụ khoa trong đó có vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung HPV.

(Theo Maxhealthcare.in- 5/2017)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!