Ung thư vòm họng: Quy trình chụp PET/CT (P1)

Cần biết - 05/19/2024

Kỹ thuật chụp PET/CT rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

1. Đại cương

Kỹ thuật ghi hình bằng bức xạ positron (Positron emission tomography) viết tắt FET là kỹ thuật ghi hình theo nguyên tắc chuyển hóa, ở mức độ tế bào, mức độ phân tử, ghi hình với cả thông tin về chuyển hóa và hình ảnh giải phẫu của khối u ở giai đoạn rất sớm.

Chụp CT-Scanner (Computerized Tomography-Scanner) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X và kỹ thuật xử lý thông tin của máy vi tính để tạo nên các bức ảnh về mặt cắt các bộ phận trên cơ thể với độ nét và chính xác cao.

Sự kết hợp kỹ thuật CT- Scanner với kỹ thuật PET (Positron emission tomography) tạo ra phức hợp PET/CT có tất cả những ưu điểm của cả 2 kỹ thuật đồng thời khắc phục hết những nhược điểm khi thực hiện từng kỹ thuật riêng lẻ.

Ung thư vòm họng: Quy trình chụp PET/CT (P1)

Kỹ thuật ghi hình bằng bức xạ positron (Positron emission tomography) viết tắt FET là kỹ thuật ghi hình theo nguyên tắc chuyển hóa. (Ảnh minh họa: Internet)

2. Nguyên lý hoạt động

Bệnh nhân được tiêm thuốc 18F-FDG là một đồng phân của Glucose, trong phân tử có chứa nguyên tố phóng xạ Flour-18. Các tế bào ung thư do tăng hoạt động chuyển hóa sẽ hấp thu nhiều FGD (chất giống đường) và được phát hiện qua việc ghi hình PET. Trước khi máy PET ghi nhận tín hiệu, bệnh nhân được chụp CT-Scanner để cung cấp hình ảnh giải phẫu cơ thể.

Hệ thống vi tính sẽ kết hợp hình ảnh chuyển hóa của PET với hình ảnh giải phẫu của CT (gép hai bức ảnh ở cùng một lát cắt với nhau), xác định chính xác vị trí các thương tổn cũng như so sánh mức độ thương tổn về mặt chuyển hóa và giải phẫu.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư vòm họng

BS Đỗ Hữu Thảnh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!