Một nghiên cứu quốc gia thực hiện năm 2002 đã cho kết quả rằng 'rối loạn trầm cảm' chiếm tỷ lệ gần 4% tổng dân số cả nước. Điều tra tại bệnh viện Tâm thần trung ương 1 cho thấy cứ 10 bệnh nhân bị trầm cảm nặng thì có tới 4 người có suy nghĩ muốn tự tử và 1 người tự tử thất bại.
Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm ngay từ đầu sẽ dẫn đến trầm cảm nặng
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tình trạng tâm lý căng thẳng, những mâu thuẫn, bế tắc trong công việc cũng như cuộc sống dễ khiến cho con người rơi vào trạng thái trầm cảm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ tiến triển và trở nên nặng hơn.
Trầm cảm nặng là tình trạng người bệnh có những dấu hiệu điển hình của bệnh trầm cảm, đồng thời tình trạng này kéo dài hơn 2 tuần. Thêm vào đó, những đối tượng này thường có sự thay đổi về thói quen sinh hoạt như thời gian ăn, ngủ bị đảo lộn. Tình trạng mất ngủ có thể kéo dài, tâm lý bất ổn định, thường hay gặp ảo giác, thậm chí còn bị hoang tưởng.
Trầm cảm được coi là căn bệnh của cuộc sống hiện đại
Trầm cảm có thể trở nên nguy hiểm do những suy nghĩ về cái chết, ý tưởng tự sát
Người bị trầm cảm nặng có thể này sinh ý định muốn giết người rồi tự sát. Đây là một vấn đề nan giải của toàn thế giới. Gây chấn động khoảng thời gian đầu năm nay là vụ máy bay của hãng Germanwings - Đức được điều khiển lao vào vùng núi ở Pháp làm 150 người thiệt mạng, cơ phó trên chuyến bay này được xác định là từng có quãng thời gian bị trầm cảm nặng.
Ở Việt Nam cũng từng xảy ra trường hợp mẹ bị bệnh trầm cảm dùng dao sát hại con trai hơn 4 tháng tuổi vì nghĩ rằng đứa bé không phải là con của mình. Ngoài ra còn rất nhiều những vụ con cái giết cha mẹ, sát hại họ hàng, giết người hàng loạt,… mà nguyên nhân đều có liên quan đến tình trạng tâm lý bất bình thường của đối tượng.
Những điều cần biết về căn bệnh trầm cảm (Việt hóa bởi SongKhoe.vn)
Nhận biết những dấu hiệu điển hình của người bị trầm cảm nặng
Người trầm cảm thường cảm thấy chơi vơi, nặng nề và mất niềm tin vào cuộc sống
Người bệnh có những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm trong một thời gian dài. Dần dần các dấu hiệu đó trở nên rõ ràng. Họ không cảm thấy hài lòng và vui vẻ thực sự. Ngày qua ngày đều luôn trong trạng thái mệt mỏi, không còn sức sống và niềm tin vào mọi thứ. Trở nên tách biệt, hầu như không có bạn bè, đặc biệt là bạn thân do ngại tiếp xúc với người khác.
Lâu dần, người bệnh sẽ tìm cách lẩn tránh mọi việc, sợ phải tiếp xúc với ánh mắt của những người xung quanh. Với cảm giác sợ hãi cứ đeo bám lấy họ, dần dần người bệnh nảy sinh ý nghĩ muốn tự tử, họ nghĩ rằng cái chết có thể giải thoát bản thân khỏi cũng cảm khác bức bối hiện tại, hơn nữa có làm như vậy mới khiến những người xung quanh chú ý và nhận ra sự quan trọng của họ. Những hành động thực tế mà người bệnh có thể tìm đến để tự kết liễu cuộc sống thường là uống thuốc trừ sâu, hóa chất tẩy rửa, treo cổ hay nhảy lầu tự sát. Thậm chí, có trường hợp còn thường xuyên tra tấn bản thân, ăn hạt chống ẩm, uống nước cọ rửa bồn cầu vì trầm cảm.
Lời khuyên của bác sĩ cho người trầm cảm nặng
Họ có xu hướng tìm đến cái chết để được giải thoát khỏi thực tại
Theo BS Nguyễn Văn An, Chuyên khoa Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam: 'Để có thể nhận được liệu pháp trị liệu tốt nhất thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt. Tại đây họ sẽ được tư vấn để sử dụng thuốc và điều trị tâm lý. Sự kết hợp dùng thuốc và tư vấn tâm lý là rất quan trọng. Khi phương pháp điều trị có kết quả, những ý nghĩ tiêu cực sẽ giảm dần. Cần một thời gian người bệnh mới thấy khỏe hơn, song sự chuyển biến có thể được nhận thấy qua từng ngày. Để việc điều trị đạt kết quả cao hơn, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh như:
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá,… vì điều này khiến tình trạng trầm cảm nghiêm trọng hơn và gây trở ngại cho việc điều trị bằng thuốc
- Có một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn
- Gây dựng những mối quan hệ tốt với mọi người.
Những lúc cảm giác đau buồn, chán nản, người trầm cảm nên tìm đến sự chia sẻ từ bạn bè, người thân để giải tỏa tâm lý. Liệu pháp gia đình thật sự quan trọng đối với họ, những người đang cảm thấy tuyệt vọng'.
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!