Uống nước có quan trọng với trẻ hay không?

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Cơ thể của chúng ta có đến 70% là nước, điều này khẳng định tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người. Đối với trẻ em cũng vậy, nước là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Cơ thể của chúng ta có đến 70% là nước, điều này khẳng định tầm quan trọng của nước đối với cuộc sống của con người. Đối với trẻ em cũng vậy, nước là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển thể chất của trẻ.

Việc thiếu nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể con người, khi thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng giảm điện giải, suy giảm tuần hoàn dẫn đến tử vong.

Đối với trẻ nhỏ, nước đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể giải phóng điện giải khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể. Nước cũng hỗ trợ ổn định nhiệt độ cơ thể qua cơ chế đổ mồ hôi làm mát bề mặt da.

Ngoài ra, nước còn hỗ trợ hoạt động của gan và thận, tham gia vào quá trình đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Mặt khác, nước là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng được phân rã từ bao tử, chuyển hóa và tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Trên hết, nước còn nuôi dưỡng, cung cấp và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết đến từng tế bào, giúp cơ thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh về thể chất.

Trẻ uống nước bao nhiêu là đủ?

Đối với trẻ em thì việc uống quá ít hoặc quá nhiều nước đều có ảnh hưởng không tốt đến với sức khỏe và cơ thể của trẻ. Trong trường hợp trẻ uống quá nhiều nước dẫn đến mất cân bằng và ảnh hưởng tới khả năng bài tiết và nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm độc nước.

Trong trường hợp cơ thể trẻ bị thiếu nước, sẽ xuất hiện một số triệu chứng rõ rệt như da khô, táo bón, trẻ hay quấy khóc và bệnh vặt do sức đề kháng giảm.

Uống nước có quan trọng với trẻ hay không?

Trẻ từ 6 tới 12 tháng, nhu cầu nước trung bình của trẻ là 100 ml/kg/ngày kể cả sữa

Do vậy, đối với trẻ dưới 6 tháng chỉ cần bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa bột pha đúng tỷ lệ hướng dẫn thì không cần cho trẻ uống thêm nước. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị còi xương hoặc ra nhiều mồ hôi hay bị táo bón thì bố mẹ nên cho trẻ uống thêm từ 100 – 200 ml nước/ngày để bổ sung và tránh cơ thể trẻ bị thiếu nước.

Trong khi đó, đối với trẻ từ 6 tới 12 tháng, nhu cầu nước trung bình của trẻ là 100 ml/kg/ngày kể cả sữa. Tức là đối với trẻ nặng 10 kg cần 1000 ml nước kể cả sữa, trong trường hợp bé chỉ uống được thấp hơn lượng nước cần thiết, bố mẹ nên bổ sung thêm cho bé các chế phẩm như nước hoa quả tươi, nước rau luộc...

Nếu trẻ từ 1 tuổi trở lên mà vẫn thấp bé nhẹ cân dưới 10kg, thì ngoài 1 lít nước cần dùng, bố mẹ trẻ nên cho trẻ bổ sung thêm 400-500 ml nước mỗi ngày.

Trẻ trên 10 tuổi thường cần lượng nước cung cấp bằng với người lớn, dao động trong khoảng từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra trong các mùa nắng nóng, bố mẹ cần cung cấp nhiều nước hơn cho trẻ do nhiệt độ cao khiến cơ thể mất nhiều mồ hôi để điều hòa nhiệt chống nóng.

Uống nước có quan trọng với trẻ hay không?

Ngoài lượng nước được cung cấp từ bữa ăn, bố mẹ nên cho trẻ uống thêm đều đặn các loại nước khác nhau

Trẻ uống nước như thế nào mới tốt?

Ngoài việc uống nước đầy đủ, bố mẹ còn lưu ý cho trẻ uống nước đúng cách. Ngoài lượng nước được cung cấp từ bữa ăn, bố mẹ nên cho trẻ uống thêm đều đặn các loại nước khác nhau với tỉ lệ 60% nước lọc để nguội, 20% từ sữa các loại và 20% từ nước ép trái cây tươi. Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt có gas, sẽ dễ gây hại tới hệ tiêu hóa và khiến trẻ bị nghiện nước ngọt, từ chối các loại thức uống tốt cho sức khỏe khác.

Do chỉ 5 phút sau khi uống, nước đã rời khỏi dạ dày, do vậy không nên cho trẻ vừa uống vừa ăn hoặc uống quá sát bữa ăn. Trẻ chỉ cần uống trước khi ăn 10 phút hoặc 1 giờ sau khi ăn là hợp lý.

Ngoài ra bố mẹ cần chia nhỏ số lần uống nước trong ngày cho trẻ, kể cả khi trẻ khát nước phụ huynh cũng nên cho trẻ uống một lượng vừa đủ, tránh để trẻ uống quá nhiều nước trong một lần. Do việc uống nước cần có thời gian để chúng thấm qua thành ruột và hỗ trợ chuyển đổi chất dinh dưỡng, nên việc uống nhiều nước cùng lúc cũng có thể làm giảm chức năng hoạt động của nước trong cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!