Sau 1 tuổi, trẻ bắt đầu có những thay đổi lớn về khả năng nhận thức thông qua các hoạt động vui chơi, khám phá. Nếu muốn con thông minh đây là giai đoạn thích hợp nhất dành cho mẹ.
Bên cạnh đó chơi những trò chơi thông minh cho trẻ 1 tuổi, không chỉ giúp cho con phát triển trí não mà còn là cách để bố mẹ tạo sự gắn kết thân tình với con.
Tại sao nói đây là giai đoạn thích hợp nhất để nuôi dạy con thông minh?
Câu trả lời là bởi, ở giai đoạn từ 1 tuổi đến 1 tuổi rưỡi trẻ dần chuyển từ hoạt động vô thức sang có ý thức, trẻ sẽ có xu hướng muốn khám phá giải mã thế giới xung quanh, đồng thời đây cũng chính là lúc não bộ của trẻ phát triển và tiếp thu nhanh nhất.
Có những trò chơi thông minh cho trẻ 1 tuổi nào? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây.
Những trò chơi thông minh cho trẻ 1 tuổi cha mẹ nên chơi cùng con
1. Phân biệt các loại hoa quả
Sau khi ăn tối, khi dùng hoa quả tráng miệng, mẹ có thể bưng ra một đĩa trái cây, hỏi trẻ xem trong đĩa có những gì? Quả này màu gì? Quả kia màu gì? rồi bảo trẻ đưa hoa quả cho các thành viên trong gia đình.
Cách làm này nhằm giúp trẻ nhận biết các loại quả khác nhau, cảm nhận thêm màu sắc, mùi vị của chúng, phát triển thị giác, vị giác và nâng cao khả năng nhận thức. Đồng thời cũng là giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ, cảm nhận được tình cảm của người thân.
2. So sánh to nhỏ
Để hai quả có độ to nhỏ chênh lệch rõ rệt lên bàn. Trước hết nói hãy cho trẻ biết quả nào to hơn, quả nào nhỏ hơn, sau đó cha mẹ cho trẻ sờ vào so sánh, rồi bảo trẻ đưa quả nào to hơn cho người lớn, để ý xem trẻ có cầm quả đúng không. Cha mẹ có thể kết hợp thêm với việc cho con đọc một bài hát để tăng khả năng ghi nhớ và phát triển tư duy của trẻ.
Bé phân biệt hoa quả
3. So sánh ít nhiều
Có tác dụng trong việc nâng cao khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ và khả năng hiểu cho bé.
Mẹ có thể chia hoa quả ra làm 2 nhóm, đặt ở trên bàn 1 nhóm 2 quả, 1 nhóm 4 quả. Đầu tiên, cha mẹ có thể chỉ cho trẻ bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn, để cho trẻ tự quan sát và so sánh. Sau đó yêu cầu trẻ chỉ xem trẻ thấy bên nào nhiều hơn, bên nào ít hơn.
Thông thường thì so sánh ít, nhiều thường khó hơn so sánh to nhỏ một chút vì vậy nếu lần đầu tiên con chưa làm đúng, cha mẹ cũng đừng nản lòng mà hãy kiên nhẫn với con.
4. Tập phân loại
Để trẻ nhận biết màu đỏ, màu xanh, hay phân loại theo màu sắc để chuẩn bị cho việc học đếm ở giai đoạn sau. Cha mẹ nên thử chuẩn bị một vài đồ có màu xanh, màu đỏ để trên bàn, sau đó hỏi bé “Cái nào màu đỏ? hay Cái nào màu xanh?”
Tiếp đó, để trẻ suy nghĩ, tự nhận biết rồi trả lời. Đến khi bé có thể tự phân biệt hết các vật thể, mẹ hãy để các bức hình có màu xanh thành một nhóm, màu đỏ thành một nhóm, rồi vừa làm vừa nói: “đỏ đi với đỏ”, “xanh đi với xanh”. Cứ chơi nhiều lần như vậy, cho đến khi trẻ biết tự mình phân loại rõ ràng.
5. Xếp thứ tự
Giúp trẻ học được cách so sánh to, nhỏ, đồng thời còn kích thích khả năng tư duy, nhẫn nại của trẻ cha mẹ nên dạy trẻ cách sắp xếp đồ một cách đơn giản nhất bằng những trò chơi đơn giản như là chơi với những chiếc cúc áo.
Cách thực hiện phương pháp này như sau:
Mẹ tìm cho trẻ 5 cái cúc áo, cái nọ cần phải to hơn cái kia một chút, rồi hỏi trẻ: “cái nào to nhất”, “cái nào nhỏ nhất?” đến khi trẻ trả lời được chính xác rồi nên biểu dương, khích lệ trẻ. Sau đó lại tiếp tục bảo trẻ sắp xếp những cái cúc dựa theo một quy luật nào đó tùy ý, ban đầu mẹ có thể làm trước để bé bắt chước theo như sắp xếp từ lớn tới nhỏ hoặc là từ nhỏ tới lớn.
Xếp thứ tự bằng cúc áo
Thanh long- thức quả vừa rẻ vừa bổ mẹ bầu chớ bỏ qua
Những địa điểm vui chơi cho trẻ 1 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh
Top 5 loại sữa bột tốt nhất cho trẻ 1 tuổi
Thời điểm nào là thích hợp để mẹ cai sữa cho trẻ?
Trẻ 1 tuổi nên ăn gì để phát triển toàn diện?
6. Nhận biết đồ vật
Trò chơi này gần như là trò chơi “ huyền thoại” và thích hợp với mọi thời đại mà cha mẹ nào cũng cho con chơi. Tuy nhiên, mẹ không biết rằng đây cũng là một cách kích thích não bộ của con.
Rất đơn giản, cha mẹ cần dạy trẻ nói tên của các đồ vật và luyện tập nhiều lần với con bằng cách chỉ cho trẻ nhìn và trả lời theo câu hỏi, ví dụ như là “giày”, “mũ”, “bát, “cốc’.
Có thể khuyến khích cho các bé cùng chơi và xem xem ai có thể nói tên của đồ vật nhanh nhất để tạo không khí cổ vũ và thi đua cho các bé. Nếu như trẻ đã nói được hết các đồ vật đưa ra, lúc này mẹ có thể lấy những thứ khác cho trẻ chơi lại từ đầu.
Ước muốn con mình sinh ra thật thông minh và khỏe mạnh là mong mỏi chung của hàng triệu bà mẹ. Tuy nhiên đừng áp đặt suy nghĩ PHẢI thông minh lên con yêu của bạn, vì trẻ con là tờ giấy trắng, những gì bạn dạy trẻ hôm nay sẽ là con người của trẻ sau này.
Hãy nhìn nhận những trò chơi thông minh cho trẻ 1 tuổi trên như là một cách giải trí hay nuôi dạy giúp con nhận biết thế giới tốt hơn và để trẻ được phát triển một cách tự nhiên nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!