Gây rối loạn tiêu hóa: Khi uống nước lạnh, mạch máu bị co lại, làm cản trở khả năng tiêu hóa của cơ thể. Nó có thể dẫn đến rối loạn dạ dày, đau bụng và táo bón.
Làm mất năng lượng:Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Vì vậy, khi uống nước đá, cơ thể cần tiêu hao năng lượng để làm ấm nhiệt độ. Điều này khiến bạn mệt mỏi, không còn năng lượng để hoàn thành các công việc hàng ngày.
Làm chậm nhịp tim:Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
Tạo chất nhầy trong cơ thể: Theo Health Line, uống nước lạnh làm cho chất nhầy trong cơ thể nở ra, dày hơn, hệ thống miễn dịch suy giảm, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như hắt xì hơi, chảy nước mũi, sốt... Đặc biệt, nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm, uống nước lạnh làm triệu chứng nghẹt mũi tồi tệ hơn.
Ảnh hưởng tuần hoàn máu: Trong khi nước ấm kích thích dòng chảy máu lưu thông hiệu quả, nước lạnh lại cản trở các tĩnh mạch. Điều này ảnh hưởng đến nhiều vấn đề nguy hiểm như làm tăng huyết áp, nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Gây đau đầu, đau bụng: Theo một nghiên cứu năm 2001, uống nước lạnh có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu ở những người dễ bị đau nửa đầu. Bên cạnh đó, khi uống đồ lạnh trong khi ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm các chất béo từ thức ăn đông lại, cơ thể sẽ khó tiêu hóa, gây đầy bụng, khó chịu. Vì vậy, thay vì uống nước đá lạnh, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27-41 độ C, đặc biệt vào buổi sáng. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, đặc biệt giảm cân hiệu quả. Bạn có thể thêm một lát chanh vào nước ấm để đạt hiệu quả cao hơn.
Sưu tầm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!