Uống thuốc sai cách có thể gây bệnh

Kỹ năng sống - 05/03/2024

Phải uống thuốc với ít nhất 100 – 150 ml nước, sau đó phải đứng hoặc ngồi trong ít nhất 30 phút, không uống thuốc khi nằm.

Toàn bộ thực quản được lót một lớp niêm mạc màu hồng, trơn nhẵn giống như niêm mạc miệng. Niêm mạc thực quản rất dễ dàng tổn thương, thường nhất là do hiện tượng trào ngược axít từ dạ dày lên thực quản, gây ra triệu chứng ợ nóng, tuy ít gặp hơn, nhưng nguy hiểm là viêm thực quản do thuốc.

Viêm thực quản do thuốc xảy ra khi uống viên thuốc với ít nước hoặc nuốt chửng không có nước, khiến viên thuốc bị kẹt lại ở thực quản không xuống được dạ dày, tiếp tục tan rã, phóng thích dược chất, làm ảnh hưởng đến niêm mạc thực quản.

Uống thuốc sai cách có thể gây bệnh

Ảnh minh họa

Đặc biệt, các viên thuốc được bào chế dưới dạng viên nang (con nhộng), lớp vỏ thuốc sẽ bị mềm rất nhanh khi gặp môi trường ẩm và dễ bám dính trên thành thực quản khi uống ít nước. Nồng độ thuốc tại chỗ quá cao sẽ gây ra độc tính trực tiếp trên thành thực quản, hoặc một số thuốc khi tan rã sẽ tạo ra những chất có tính kiềm hoặc axit làm bỏng thành thực quản và có thể tạo ra ổ loét lớn hoặc nhiều ổ loét. Các triệu chứng gợi ý triệu chứng viêm thực quản là: đau ngực, nuốt đau và nuốt ngẹn.

Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, những yếu tố gây ra viêm thực quản do thuốc ở người bệnh:

- Nuốt chửng viên thuốc với nước bọt mà không uống nước.

- Thực quản bị chít hẹp hoặc bị tắc nghẽn do bệnh lý.

- Uống thuốc khi nằm.

- Viên thuốc quá lớn. Thông thường những viên thuốc quá lớn được sản xuất không phải để uống trực tiếp hay nguyên cả viên, vì thế, nếu thấy viên thuốc có kích thước lớn hay hình dạng khác thường, bạn phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Đồng thời, người bệnh cần báo với bác sĩ điều trị về tình trạng cồn cào và nuốt nghẹn để có hướng xử trí kịp thời, để tránh chứng viêm thực quản do thuốc, phải uống thuốc với ít nhât 100 – 150 ml nước, sau đó phải đứng hoặc ngồi trong ít nhất 30 phút, không uống thuốc khi nằm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!