Vì sao đứa bạn cùng phòng hay nói mơ khi ngủ?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Nói mơ khi ngủ là một hiện tượng thường gặp, có người khi ngủ nói mơ ít nhưng có người lại nói rất nhiều. Và nếu như bạn gặp phải tình trạng này lần đầu tiên ở chính người bạn cùng phòng của mình, thì chắc chắn bạn sẽ khá hoảng loạng. Và thắc mắc đầu tiên chính là tại sao người đó lại nói mơ khi ngủ? Có phải rằng cậu ấy, hoặc cô ấy đang mắc bệnh?

Nói mơ khi ngủ là một hiện tượng thường gặp, có người khi ngủ nói mơ ít nhưng có người lại nói rất nhiều. Và nếu như bạn gặp phải tình trạng này lần đầu tiên ở chính người bạn cùng phòng của mình, thì chắc chắn bạn sẽ khá hoảng loạng. Và thắc mắc đầu tiên chính là tại sao người đó lại nói mơ khi ngủ? Có phải rằng cậu ấy, hoặc cô ấy đang mắc bệnh?

Nói mơ khi ngủ, hiện tượng phổ biến

Hầu như ở mỗi chúng ta, trong suốt cuộc đời của mình đều có một lần nói mơ khi ngủ. Đây là hiện tượng khá phổ biến, nó không phải là triệu chứng của bệnh lý mà chỉ là một biểu hiện của tình trạng rối loạn giấc ngủ.

Nói mơ hay còn được gọi là somniloquy. Một biểu hiện của tình trạng vừa ngủ vừa nói của con người. Những người nói mơ khi ngủ họ thường không nhận thức được bản thân mình đang nói gì. Nó như một vấn đề tự nhiên xảy đến, và họ sẽ nói ra những câu từ lộn xộn, không đầy đủ, hay thậm chí là không có ngữ pháp... về một vấn đề, hiện tượng hay câu chuyện nào đó.

Vì sao đứa bạn cùng phòng hay nói mơ khi ngủ?

Có những người nói mơ một cách rõ ràng, tức là phát ra thành tiếng. Nhưng có người lại rơi vào trạng thái lầm bầm, không nói rõ thành tiếng mà đó chỉ là những lời ú ớ trong miệng.

Nhiều trường hợp người nói mơ sẽ nói tiếp khi có người hỏi, và có người cũng chỉ nói một vài câu rồi thôi. Điều này được quyết định bởi tâm sinh lý của người đó, cũng như diễn biến vấn đề đó trong tiềm thức của họ như thế nào.

Vì sao lại có hiện tượng nói mơ khi ngủ?

Nói mơ là một giai đoạn xảy ra trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào chứng minh rằng nói mơ khi ngủ là một bệnh lý.

Nhìn chung, nói mơ thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do di truyền, do lối sống, công việc quá áp lực. Khiến bản thân luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ... Những vấn đề này sẽ gây ra rối loạn trong tiềm thức, kèm theo trong giấc ngủ cơ thể chúng ta sẽ xuất hiện những biến đổi như: thở nhanh hơn, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, cơ giãn...

Khi cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, vỏ não không bị ức chế hoàn toàn thì giấc mơ mới xuất hiện. Một vài từ ngữ đặc trưng trong giấc mơ sẽ nhanh chóng được chuyển về miệng và dây thanh, từ đó phát ra thành tiếng.

Vì vậy có thể xem nói mơ khi ngủ là kết quả của sự căng thẳng, áp lực bởi não bộ và một số yếu tố khác kèm theo.

Cách khắc phục chứng nói mơ khi ngủ

Qua những chia sẻ của Lily & WeCare vừa rồi, chắc hẳn chúng ta đã hiểu phần nào vì sao người bạn cùng phòng của mình hay bị nói mơ. Thường tình trạng này sẽ chỉ kéo dài trong một vài giây, thời điểm mà các trạng thái ý thức chồng chéo khiến cơ thể rơi vào trạng thái rối loạn.

Và để giúp người bạn của mình khắc phục tình trạng này, bạn có thể trao đổi trực tiếp và nói cho bạn mình biết vấn đề mà người đó đang gặp phải. Vì thường những người này họ sẽ không biết và không thể kiểm soát được những gì đang xảy ra đối với bản thân mình.

Vì sao đứa bạn cùng phòng hay nói mơ khi ngủ?

Lúc này bạn hãy khuyên người bạn của mình cần điều chỉnh lại công việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý.

Đồng thời cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, có chế độ ăn uống khoa học... Trong thực đơn hàng ngày, nên tăng cường nhiều rau xanh, củ quả, các thực phẩm có tính mát, an thần... để giúp ngủ ngon. Cần tránh xa những thức uống như rượu, bia, cà phê, nước chè... Như vậy sẽ bảo đảm cho sức khỏe một cách tốt nhất, giúp ngủ ngon và hạn chế tình trạng nói mơ khi ngủ.

Lưu ý, không nên chủ động tìm đến các loại thuốc an thần nhằm hỗ trợ cho giấc ngủ. Vì đây chỉ là giải pháp tạm thời, nó có thể không hiệu quả như bạn mong muốn. Nếu như tình trạng nói mơ khi ngủ của bạn mình ngày càng xảy ra nhiều hơn, không thể nào cải thiện bạn hãy khuyên người bạn của mình tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn.

Nếu tình trạng nói mở khi ngủ quá mức kiểm soát, nên khám ở đâu?

Tại Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Bệnh viện Tâm thần Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I theo quyết định số 3627/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp công lập thay thế quyết định 1284/TCCQ-QĐ ngày 05 tháng 7 năm 1968 của Ủỷ ban hành chính thành phố Hà Nội về việc chuyển bệnh xá Tinh thần kinh lên bệnh viện Tinh thần kinh, khẳng định và mở rộng vai trò và vị thế của bệnh viện Tâm Thần Hà Nội. Đội ngũ cán bộ công nhân viên dần được phát triển và trưởng thành đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ của bệnh viện và của ngành.

Từ chỗ trang thiết bị rất thô sơ, nghèo nàn, đến nay bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã có nhiều trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác khám chữa bệnh như: máy chụp cộng hưởng từ (MRI), điện não Video, máy điện não vi tính, máy đo lưu huyết não, siêu âm màu, máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học, máy X-Quang cả sóng...

Chất lượng công tác chăm sóc, điều trị ngày một được nâng cao, các quy chế chuyên môn được thực thi nghiêm túc. Đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chẩn đoán và điều trị. Hàng năm tổ chức giám định lao động và giám định pháp y cho hàng trăm trường hợp. Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển trong điều kiện còn nhiều khó khăn cả về kinh phí và quan niệm xã hội, song với sự cố gắng không ngừng của cán bộ, công nhân viên bệnh viện và sự quan tâm sâu sắc của thành phố, sở Y tế Hà Nội, viện sức khỏe Tâm Thần, bệnh viện Tâm thần Trung ương và các cấp chính quyền địa phương, bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã đạt được một số thành tích đáng khích lệ.

Bệnh viện đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhì và năm 2003 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là sự ghi nhận và động viên to lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự cố gắng không ngừng của Cán bộ - Công nhân viên bệnh viện trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tâm thần cho cộng đồng.

Điện thoại: 0243 8276 534

Địa chỉ: 467 Nguyễn Văn Linh, Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Vì sao đứa bạn cùng phòng hay nói mơ khi ngủ?Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai

Tiền thân là Khoa Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, đến năm 1991 Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai được thành lập. Từ khi thành lập đến nay Viện đã đạt được nhiều thành tích trong công tác khám, điều trị bệnh và được Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Trên cơ sở không ngừng đổi mới Viện sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai đang từng bước phát triển, hướng đến sự ổn định về vật chất và tinh thần cho mỗi cán bộ nhân viên, nâng cao chất lượng điều trị và phục vụ vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ đó hướng tới duy trì và phát triển vị thế là một Viện đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cả nước.

Điện thoại: 0243 5765 344

Địa chỉ: 78 Giải Phóng , Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Tâm thần thành phố Hồ Chí Minh có tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán được xây dựng vào năm 1862 tuy nhiên từ năm 1904 bệnh viện mới bắt đầu có khu điều trị tâm trí. Đặc biệt sau tháng 4 năm 1975 Trung tâm đã liên tục phát triển về các mặt cơ sở, chuyên môn và nhân sự để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần ngày càng tăng trong nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 0283 9234 875

Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, 1, Quận 5, Hồ Chí Minh

Vì sao đứa bạn cùng phòng hay nói mơ khi ngủ?Khoa Tâm thần - Bệnh viện Quân y 175

Bệnh viện 175 ra đời ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (26/5/1975), từ 3 bệnh viện: K116, K72, K59 và một số đội điều trị, với tên gọi ban đầu là Viện Quân y 175 (là số hiệu hợp thành của 3 số đầu của các đơn vị) phát triển thành Bệnh viện 175 ngày nay. Viện 175 hình thành làm nhiệm vụ tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh và giải quyết di chứng vết thương chiến tranh, từng bước xây dựng thành bệnh viện tuyến cuối của Quân đội phía Nam (1/5/1975 - 24/9/1977).

Điện thoại: 096 983 10 10

Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, 3, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Nguyễn Thủy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!