Vì sao nhóm máu Rh âm nguy hiểm cho thai?

Mang thai - 11/24/2024

Vấn đề phát sinh khi một người mẹ có nhóm máu Rh âm nhưng mang thai đứa con có nhóm máu Rh dương (Rh +).

Nếu người mẹ có Rh âm (Rh -) kết hợp với người cha cũng có Rh âm thì khi thụ thai, em bé sẽ không có vấn đề gì. Em bé cũng sẽ có nhóm máu có Rh âm nên không có việc sản xuất kháng thể...

Khi người mẹ có Rh âm tiếp xúc với máu của đứa con có Rh dương, người mẹ có khả năng sẽ có phản ứng miễn dịch nên người mẹ mang thai em bé tiếp theo có Rh dương thì các kháng thể anti-D có sẵn này sẽ đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của em bé gây ra bệnh tán huyết. Để phòng ngừa cho lần có thai sau, các bà mẹ có Rh âm sẽ được tiêm kháng thể anti-D trong vòng 72 giờ sau khi sinh em bé. Nó sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo.

Vì sao nhóm máu Rh âm nguy hiểm cho thai?

Hãy khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển ổn định của thai nhi (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, với các bà mẹ có Rh âm thì việc xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo. Để tránh nguy hiểm cho em bé, mọi phụ nữ khi mang thai trong lần khám thai đầu cần kiểm tra nhóm máu. Nếu người mẹ có nhóm máu Rh âm, điều này sẽ được ghi vào hồ sơ. Và sau đó, vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ sẽ được xét nghiệm máu lại để xem đã có kháng thể hay chưa. Cũng cần nói thêm, nếu bà mẹ trước đó có nạo hút thai, sảy thai thì cơ thể mẹ cũng có kháng thể kháng RH dương.

Với phụ nữ mang thai lần đầu mà xét nghiệm biết nhóm máu Rh âm, nếu trước đó chưa nạo hút thì em bé chưa có vấn đề gì cho đến khi sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cần đăng ký sinh ở bệnh viện sản để khi sinh bé bị huyết tán (vàng da) sẽ được điều trị ngay và  trong 72 giờ sau sinh và người mẹ cần được tiêm kháng thể anti-D để phòng cho lần có thai sau.

>> Xem thêm: Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai và sinh con

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!