Bệnhthoái hóa đốt sống cổkhông chỉ gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến khu vực cổ, vai gáy mà nó còn ảnh hưởng đến cả vùng đầu. Rất nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này thường than phiền rằng họ thường xuyên bị đau đầu, có người lại còn bị chóng mặt nữa. Vậy vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, chóng mặt?
1. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hóa đốt sống cổcòn được gọi là thoái hóa cột sống cổ, là một quá trình lão hóa của các đĩa điệm gây hiện tượng thoái hóa. Hay hiểu theo một cách khác, nó là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc cổ. Từ đó, các lỗ chui ra của các rễ thần kinh bị hẹp và gây đau, mỏi, tê. Lâu dần sẽ gây yếu, liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối.
Cột sống cổ bao gồm 7 đốt, trong đó các đốt sống cổ bị thoái hóa gặp nhiều nhất là C5-C6 và C6-C7. Các thoái hóa mấu sau đốt sống cổ ít gặp hơn và nếu có thì thường ở C2-C4.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở đối tượng là những người trung niên, cao tuổi, độ tuổi từ 40-60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ cũng ngày càng gia tăng. Lý do là vì tính chất công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động hoặc do làm việc nặng quá sức đều là tác nhân gây thoái hóa sớm.
2. Nguyên nhân nào dẫn tới hình thành thoái hóa đốt sống cổ?
Trên thực tế, có khá nhiều nguyên nhân khiến con người mắc bệnh thoái hóa, nhưng hầu hết là do tính chủ quan. Chính việc thiếu hiểu biết, cũng như không chủ động chăm sóc sức khỏe bản thân nên đã tạo tiền đề để bệnh hình thành và phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây thoái hóa cột sống cổ:
Do tuổi tác
Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi 35. Ở độ tuổi này cơ thể không còn tự tiết ra dịch nhày để bôi trơn cho các khớp. Do đó các đốt sống cổ dễ bị khô cứng, khó cử động và đau.
Do công việc và thói quen vận động
Những người làm các công việc nặng, thường xuyên mang vác vật nặng lên cổ, lên vai tạo áp lực lên cột sống trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thoái hóa cột sống cổ. Hoặc những người làm văn phòng ngồi nhiều, ngồi quá lâu không đúng tư thế trong một thời gian dài, dẫn đến sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành gai cột sống. Nằm ngủ sai tư thế, không có thói quen trở mình hoặc lựa chọn gối kê không phù hợp cũng là nhân tố ảnh hưởng đến cột sống cổ.
Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống không đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D2 sẽ làm ảnh hưởng đến xương khớp
Thoái hóa cột sống cổ do bệnh lý như
Chấn thương đặc biệt là các chấn thương mạn tính, do cơ chế nhiễm khuẩn dị ứng, dị dạng cột sống cổ, bệnh lý tự miễn,...
3. Thoái hóa đốt sống cổ - căn bệnh có nhiều biểu hiện nguy hiểm
Cũng như nhiều căn bệnh xương khớp khác, bệnh thoái hóa đốt sống cổ diễn tiến âm thầm và ngày càng trở nên trầm trọng theo thời gian. Đến khi gây ra các biểu hiện sau thì cổ của bệnh nhân đã bị thoái hóa:
Đau mỏi vùng cổ, cơn đau tăng khi vận động và có khuynh hướng giảm dần khi nghỉ ngơi
Các động tác ở vùng cổ như cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ bị giới hạn, kém linh hoạt
Đôi khi phát ra tiếng kêu lắc rắc khi vận động vùng này.
Ban đầu khi bệnh mới phát triển, bệnh nhân chỉ cảm thấy cổ hơi cứng và đau khi cúi xuống, động tác xoay chuyển cũng khó khăn. Lúc này nếu không được phát hiện và điều trị , sau một thời gian cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng cổ và lan dần xuống hai bên vai và cánh tay, gáy, tai và đầu. Giai đoạn nặng bệnh nhân thường xuyên bị đau đầu, xoay cổ thấy rất đau và có cảm giác vướng víu, đôi khi còn bị vẹo cổ. Kèm theo đó là cảm giác hoa mắt, chóng mặt, tê bì tay chân. Đây là những biến chứng sớm của căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
4. Vậy vì sao thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu, chóng mặt?
Lý giải về hiện tượng này Bác sĩ Nguyễn Trung Trực – Khoa cơ xương khớp bệnh viện ĐH Y Hà Nội cho biết : Đau đầu, chóng mặt được xem là một trong những triệu chứng và cũng là biến chứng của bệnhthoái hóa đốt sống cổ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong quá trình đốt sống cổ bị thoái hóa dẫn tới sự suy giảm của sụn khớp và làm hình thành các gai xương bám xung quanh dây chằng hoặc sụn khớp. Trong quá trình bệnh nhân vận động vùng cổ các gai xương này có thể chèn ép vào động mạch nằm ở đốt sống cổ. Đây là những động mạch đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu nên não. Khi chúng bị chèn ép thì lưu lượng máu cung cấp lên nào sẽ giảm. Hậu quả tất yếu là bệnh nhân sẽ bị thiếu máu não trong thời gian dài dẫn đến hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Cũng theo vị bác sĩ này, ngoài biến chứng trên thì bệnh thoái hóa đốt sống cổ còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm, hội chứng cổ tim. Để ngăn ngừa các biến chứng này bệnh nhân cần có các biện pháp kiểm soát tốt bệnh bằng cách tích cực chữa trị ngay từ khi có các dấu hiệu ban đầu. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị bệnhthoái hóa đốt sống cổ theo chỉ định của bác sĩ có thể tập vật lý trị liệu, thực hiện chế độ ăn giàu canxi và vitamin E để cải thiện sức khỏe của cột sống.
5. Phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng cách nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy mỗi chúng ta cần phải có những biện pháp phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ bằng cách:
- Không nên làm việc quá sức, tránh bê vác vật quá nặng làm ảnh hưởng đến hệ thống xương cột sống.
- Phân bổ thời gian lao động và nghỉ ngơi sao cho hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ
Thuốc nam - thần dược điều trị thoái hóa đốt sống cổ
Chứng khó thở, chóng mặt và cảm lạnh trong ba tháng đầu thai kỳ
Làm sao khi mẹ bầu bị đau đầu, mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối?
Rau cần - vị thuốc tốt từ căn bếp của bạn
Các cách điều trị đau nhức đầu kéo dài bằng thảo dược an toàn hiệu quả
- Tránh tình trạng cúi gấp cổ thường xuyên. Không nên vặn, bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi.
- Tránh ngồi làm việc quá lâu, nên tăng cường vận động đi lại, thư giãn gân xương.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao với những bài tập phù hợp để tăng cường dẻo dai cho xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi và protein
- Thăm khám sức khỏe theo định kì 6 tháng/lần.
Trên đây là những thông tin thiết thực nhất, giúp mọi người bổ sung thêm những kiến thức để điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
Xem thêm:
- Bài tập dành cho người thoái hóa đốt sống cổ
- 8 bài tập đơn giản trị thoái hóa đốt sống cổ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!