Định nghĩa
Định nghĩa
Viêm cổ tử cung là bệnh gì?
Viêm cổ tử cung hay còn gọi là lộ tuyến cổ tử cung. Đây là tình trạng sưng và viêm ở ống cổ tử cung do nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Triệu chứng của viêm cổ tử cung có thể tương tự với viêm âm đạo, bao gồm đau khi quan hệ, ngứa và tiết dịch bất thường ở âm đạo.
Có hai dạng viêm cổ tử cung là lộ tuyến cổ tử cung cấp tính và mãn tính. Lộ tuyến cổ tử cung cấp tính tái phát nhiều lần hoặc không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến lộ tuyến cổ tử cung mãn tính.
Viêm cổ tử cung không khó chữa, nhưng nếu không được điều trị, bệnh sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của tử cung và âm đạo, tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm Chlamydia… thậm chí nhiễm HIV.
Những ai thường mắc phải viêm cổ tử cung?
Viêm cổ tử cung là bệnh khá phổ biến và xảy ra ở phụ nữ với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh xảy ra thường xuyên hơn ở độ tuổi dưới 25. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm cổ tử cung?
Viêm cổ tử cung cấp tính thường không có triệu chứng và chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa. viêm lộ tuyến cổ tử cung mãn tính thường có những triệu chứng bao gồm:
- Có khí hư (dịch tiết âm đạo) màu vàng hoặc trắng đục;
- Xuất huyết nhẹ, khí hư hơi hồng hồng hoặc nâu;
- Đau vùng âm đạo thường xuyên;
- Đau khi quan hệ tình dục.
Nếu viêm cổ tử cung do bệnh lậu hoặc bệnh chlamydia gây ra và lan tới ống dẫn trứng, người bệnh có thể bị đau vùng xương chậu.
Người bệnh có thể bị ngứa, sưng tấy và tăng tiết dịch âm đạo nếu viêm lộ tuyến cổ tử cung do nhiễm trùng roi Trichomonas.
Virus herpes simplex chỉ gây ra viêm nhiễm ở bên ngoài da vùng âm đạo nên không thể gây lộ tuyến cổ tử cung.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám. Cụ thể, người bệnh cần đi khám ngay nếu thấy:
- Khí hư ra nhiều và có màu hoặc mùi khó chịu;
- Xuất huyết âm đạo không do kinh nguyệt;
- Đau khi quan hệ tình dục.
Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung là gì?
Nguyên nhân gây ra viêm cổ tử cung là do mắc các bệnh lây qua đường tình dục, bao gồm:
- Bệnh do ký sinh trùng như bệnh lậu, chlamydia hoặc nhiễm trùng roi;
- Nhiễm virus như: virus herpes simplex hoặc virus HPV gây mụn rộp sinh dục;
- Nhiễm khuẩn như staphylococcus và streptococus.
Thỉnh thoảng các ngoại vật như vòng tránh thai, tampon hoặc màng chắn tránh thai cũng có thể dẫn tới viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm cổ tử cung?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm cổ tử cung bao gồm:
- Thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn;
- Từng mắc bệnh lây qua đường tình dục;
- Từng bị viêm lộ tuyến cổ tử cung;
- Có hệ miễn dịch vùng âm đạo yếu do bẩm sinh, do mắc bệnh hoặc đang điều trị bệnh khác (như phải cấy ghép nội tạng hoặc phải trị viêm thấp khớp…).
Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm cổ tử cung?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị lộ tuyến cổ tử cung phù hợp với người bệnh. Viêm tử cung gây ra do Chlamydia, bệnh lậu hoặc nhiễm trùng roi đòi hỏi người bệnh cần thuốc kháng sinh. Vi thuốc kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có hại và có lợi trong âm đạo và tử cung, làm giảm khả năng miễn dịch của âm đạo. Do đó, người bệnh không được sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều hoặc không có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng virus có thể giúp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus. Tuy nhiên, thuốc này không thể chữa khỏi bệnh nhiễm virus mà chỉ có tác dụng kiểm soát và giảm thiểu triệu chứng.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm cổ tử cung?
Bác sĩ chẩn đoán lộ tuyến cổ tử cung thông qua khám lâm sàng vùng chậu, quan sát khí hư và yêu cầu xét nghiệm. Các xét nghiệm thường gặp bao gồm: phép mẫu thử Pap (xét nghiệm dịch tiết âm đạo) và xét nghiệm máu để xác định tình trạng viêm nhiễm.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm cổ tử cung?
Người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm cổ tử cung nếu:
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê;
- Giữ vùng kín sạch sẽ nhưng không được thụt rửa hoặc dùng xà phòng có tính tẩy mạnh. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết phương pháp và loại sản phẩm vệ sinh phù hợp;
- Sử dụng bao cao su để tránh nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia, nhiễm trùng roi, herpes simplex và virus HIV và HPV;
- Xét nghiệm Pap thường xuyên;
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!