Viêm tiết niệu là căn bệnh viêm nhiễm ở hệ tiết niệu. Viêm đường tiết niệu không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy viêm đường tiết niệu có ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Sau đây, Lily & WeCare sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc trên.
1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?
Nhiễm khuẩn tiết niệu là hiện tượng viêm đường tiết niệu do tăng vi khuẩn niệu và bạch cầu niệu bất thường. Bao gồm hai tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu trên là viêm thận bể thận và ở đường tiết niệu dưới là viêm bàng quang.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em đứng thứ 3 sau nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa vì tính chất nguy hiểm của bệnh gây ra. Trên thực tế cho thấy, tỷ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bé gái cao hơn khoảng 5 lần so với các bé trai vì niệu đạo nữ ngắn và ở gần hậu môn hơn nên dễ bị nhiễm trùng, và trong dịch tiền liệt tuyến có chất diệt khuẩn.
2. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm tính mạng. Tuổi của trẻ càng nhỏ thì triệu chứng của bệnh càng khó phát hiện và phụ thuộc vào độ tuổi mà những biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu khác nhau. Ban đầu trẻ có thể có biểu hiện sốt nhẹ, sốt kéo dài, hoặc có khi sốt cao, nhưng cũng có khoảng 10-15 % bé không bị sốt mà thân nhiệt lại giảm. Ngoài ra, trẻ còn có hiện tượng khóc nhiều, không chịu chơi 1 mình, biếng ăn, nôn hay tiêu chảy bất thường, kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Đồng thời trẻ sẽ bị đau khi đi tiểu, có thể tiểu dắt hoặc tiểu buốt, đi tiểu rất nhiều lần trong khoảng một thời gian ngắn. Nước tiểu có thể sẽ bị đục hoặc khai nồng khi trẻ bị viêm đường tiểu. Hiện tượng này biểu hiện rõ nhất đối với những trẻ lớn tuổi.
3. Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ
Để điều trị được viêm đường tiết thì cần phải biết được nguyên nhân gây nên bệnh, có nhiều yếu tố gây nên bệnh, nhưng yếu tố chính là do vi khuẩn Ecoli hoặc do một số kí sinh trùng, vi khuẩn và virus gây nên. Các tác nhân này tích tụ trong phân người, phân bố khắp nơi và dễ gây bệnh nếu như vệ sinh không tốt. Vi khuẩn E.coli thường xâm nhập vào đường hậu môn và lỗ đi vệ sinh trong một thời gian ngắn để đi vào bóng đái, niệu đạo, cuối cùng đến thận và niệu quản. Ở trẻ nhỏ, nếu sử dụng bỉm không đúng cách, đặc biệt khi có phân và nước tiểu lẫn vào nhau, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Thông thường trẻ nhỏ sức khỏe yếu nên các loại vi khuẩn xâm nhập sẽ phát triển nhanh dẫn đến gây bệnh. Ngoài ra, trẻ khi bị nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện sốt dẻo liên tục, lạnh và buồn nôn kéo dài.
4. Những biến chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Viêm đường tiết niệu không những làm cho trẻ có cảm giác đau khi đi tiểu, quấy khóc, giảm cân, hoặc gây rối loạn tiêu hóa mà còn ảnh hưởng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm thận hoặc bể thận cấp;
- Bị áp xe quanh thận;
- Có thể bị nhiễm trùng huyết;
- Bị suy thận cấp;
5. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ
Bệnh viêm đường tiết niệu cũng dễ dàng điều trị được nếu được phát hiện sớm, Tuy nhiên, việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ phải tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mới có thể điều trị . Có nhiều biện pháp điều trị bệnh khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ bệnh và kinh tế của gia đình. Để điều trị và vô khuẩn hóa nước tiểu nhanh chóng và ngừa sẹo thì nên chọn các loại kháng sinh ít tiền, ít độc cho trẻ mà vẫn hiệu quả như:
- Amoxicillin : 50mg/kg/ngày chia 3 lần uống hoặc tiêm
- Bactrim (Sulfamethoxazole: uống 20-30mg/kg/ngày
- Trimethoprim 4-6mg/kg/ngày) chia uống 2 lần uống hoặc tiêm
- Cephalosporin IG (Cephalexine) 50mg/kg/ngày chia đều 3 lần hoặc Augmentin (Amoxicillin+Ac.Clavulanique) 50mg/kg/ngày chia đều 2 lần, uống trong vòng 7-10 ngày.
Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng thì cần phải kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm cho trẻ khoảng 3-5 ngày đầu để có thể đạt nồng độ cao ở thận. Thời gian điều trị là 15 ngày và tối thiểu là 10 ngày. Cấy nước tiểu khoảng 3 tháng/lần trong 2 năm, có thể lựa chọn các loại kháng sinh như:
- Cephalosporin 3G (Cefotaxime, Ceftriaxone) hoặc Amoxicillin tiêm phối hợp với Aminoside (Gentamycin)
- Cefotaxime (Claforan): 50-100mg/kg/ngày chia 3 lần tiêm
- Ceftriaxone(Rocephin): 50mg/kg/ngày chia 3 lần và Gentamycin: 2mg/kg/ngày chia 2 lần tiêm.
Lưu ý: Cách sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Bạn đọc không được tự ý dùng thuốc. Nội dung chỉ mang tính tham khảo.
Xe tập đi cho bé bằng gỗ - sự lựa chọn thông minh của mẹ
Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho
Trẻ 5 tuổi không nên uống nhiều đồ uống có ga
1
Các loại ghế tập đứng dành cho trẻ để các mẹ tham khảo
Những cách phòng tránh và điều trị hen suyễn ở trẻ nhỏ
6. Phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ
- Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho trẻ nhỏ, thường xuyên thay bỉm cho trẻ nhất là sau khi đi đại tiện để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan sang đường tiết niệu của trẻ.
- Chăm sóc bé, theo dõi, quan sát, nếu có các dấu hiệu bất thường như mùi nước tiểu hôi có thể đây là biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu.
- Tập cho trẻ thói quen tự đi tiểu, tránh để trẻ đái dầm bằng cách cho trẻ đi tiểu trước khi buồn đi tiểu. Đồng thời, lau từ trước ra sau để tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu.
- Nên cho trẻ uống nước đầy đủ thêm rau quả vào khẩu phần ăn hàng ngày để giúp thận có thể thường xuyên được lọc rửa và có thể bài tiết nước tiểu hiệu quả hơn.
Từ đó, bạn có thể nhận biết được viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Khi có các biểu hiện của bệnh cần phải cho trẻ đến các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối các bậc phụ huynh không được tự ý mua thuốc ngoài về điều trị khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm:
- Bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em và một số cơ sở khám uy tín
- 5 nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu với bất cứ ai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!