Được biết, hiện có hơn 10 triệu người Việt nhiễm virus viêm gan B và C- theo số liệu được đưa tại Hội nghị Gan mật toàn quốc lần thứ 14.
Các chuyên gia cho biết, gan phụ trách rất nhiều chức năng trong cơ thể. Bản thân gan cũng rất đặc biệt, có khả năng bù trừ rất tốt. Một lá gan tốt, dù bị cắt đi 65-70% vẫn có thể phát triển, đảm bảo khả năng sống cho con người. Do vậy, khi mà bệnh đã biểu hiện ra bên ngoài, thì có nghĩa gan đã bị tổn thương khá nhiều, bị tổn thương cấp tính hoặc mạn tính.
Gan với vai trò đầu tiên là liên quan tới ngoại tiết, tức là tiết ra dịch mật để tiêu hóa thức ăn. Vậy mà khi tiết ra dịch mật với số lượng và chất lượng kém, dẫn tới người bệnh chán ăn. Việc gan tham gia vào quá trình lọc máu, loại trừ các chất độc thì khi gan không thể thải ra được các chất độc hết hàng ngày thì sẽ sinh ra chứng mệt mỏi, chán ăn, gầy sút. Các triệu chứng đó đều cơ năng nhưng báo cho chúng ta rằng chúng ta cần phải đi kiểm tra. Những triệu chứng đó có thể nằm ở các bộ phận khác, như suy thận, có khối u trong người...
Khi kiểm tra, cần đánh giá các chỉ số như đông máu, men gan... chỉ điểm cho chúng ta về sức khỏe của gan, gan có thể bị ảnh hưởng từ đâu, từ rượu, thuốc lá, bệnh lý.... để tìm ra nguyên nhân gây hại cho gan được chính xác. Môi trường xung quanh rất quan trọng, nếu sống cùng nhà hay cùng môi trường với những người bị virus viêm gan b,C, hoặc huyết thống gia đình, huyết thống mẹ con thì chúng ta nên kiểm tra cẩn thận sức khỏe.
Ở nước ta, trước đây do hạn chế về việc kiểm tra sớm, thiếu những sàng lọc, sử dụng vaccine một cách có hệ thống nên thường dẫn tới tình trạng nhiều bệnh nhân bị viêm gan nặng. Gần đây, trong tiến bộ gần đây, nhờ tiến bộ khoa học, điều kiện kinh tế đất nước phát triển, việc áp dụng có hệ thống sử dụng vaccine phòng ngừa viêm gan cho trẻ sơ sinh, trẻ em và cả người lớn, đang là giới hạn bệnh lý viêm gan.
TS.BS Dương Trọng Hiền, Phó trưởng Khoa cấp cứu tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức
Ts. Dương Trọng Hiền cho biết không phải trường hợp nào mắc viêm gan cũng phải sử dụng thuốc ngay mà phải sử dụng thuốc đúng thời điểm, đúng giai đoạn với liều lượng tuân thủ theo bác sĩ. Đối với bệnh viêm gan virus C, cơ hội được điều trị khỏi thành công là trên 90%, tuy nhiên bệnh viêm gan loại này lại không có vaccine phòng chống.
Ngược lại, đối với bệnh viêm gan virus B, có vaccine phòng ngừa bệnh hiệu quả song khi bị mắc bệnh, cơ hội chữa khỏi lại rất hiếm hoi. Do đó, chúng ta cần phải làm tốt công tác phòng ngừa bệnh, chẩn đoán bệnh đúng và tuân thủ đúng chỉ định phòng ngữa, chữa bệnh từ các bác sĩ chuyên môn.
TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
TTND.PGS.TS Trần Quốc Bình - nguyên Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết, đối với nền y học cổ truyền hiện nay, vốn ngày càng phát triển cùng với trình độ phát triển của thế giới và bào chế thuốc ngày càng phát triển hơn, có rất nhiều thuốc y học cổ truyền điều trị gan hiệu quả. Tuy nhiên, các thuốc y học cổ truyền chỉ nên sử dụng ở giai đoạn sớm, bệnh ở cấp độ nhẹ và vừa, còn ở cấp độ viêm gan cấp nên điều trị y học hiện đại, nên kiểm soát bằng phương pháp xét nghiệm 6 tháng 1 lần, siêu âm, kiểm tra theo phương pháp khoa học, từ đó có chỉ định về phương pháp điều trị.
Theo PGS. Bình, Y học cổ truyền cũng phải gắn liền với khoa học, chứ không thể điều trị thủ công, không kiểm soát. Người Việt Nam hay có thói quen tự ý mua thuốc và dùng tùy tiện, tự lấy lá nọ lá kia uống. Dù lá thuốc y học cổ truyền ít tác dụng phụ độc hại, song không có nghĩa là không có hại. Cần có ý kiến chuyên môn mới định hướng chuẩn được.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!