Viêm gan siêu vi B: Lây truyền từ mẹ sang con

Làm mẹ - 11/24/2024

Viêm gan siêu vi B không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như: hắt hơi, sổ mũi hoặc ăn uống chung.

Nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính có thể đưa đến tổn thương ở gan tạo thành những vết sẹo trong gan, ung thư gan và gây ra tình trạng suy gan.

Việc tiêm vắc-xin cùng sự điều trị sớm và đúng phương pháp có thể giúp bệnh nhân tránh khỏi các nguy cơ trên.

Viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm quan trọng trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 400 triệu người bị viêm gan siêu vi B mãn tính.

Tại Việt Nam ước lượng khoảng 10 -20% dân số bị nhiễm siêu vi viêm gan B mãn tính và viêm gan siêu vi B là nguyên nhân đưa đến viêm gan mãn nhiều nhất.

Trên cơ sở viêm gan mãn sẽ phát triển thành xơ gan và ung thư gan nguyên phát. Khoảng 15 - 25% số người bị nhiễm siêu vi viêm gan B sẽ chết vì bệnh gan nếu không được điều trị.

Viêm gan siêu vi B: Lây truyền từ mẹ sang con

Lây truyền như thế nào?

Đường lây truyền siêu vi viêm gan B qua tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể như: dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu...

Nhiều người bị mắc bệnh từ lúc mới sinh do siêu vi B lây truyền từ người mẹ bị nhiễm bệnh sang đứa bé. Viêm gan siêu vi B không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như: hắt hơi, sổ mũi hoặc ăn uống chung.

Người mẹ mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B sẽ lây cho thai nhi qua đường máu. Nếu không được chủng ngừa khi mới chào đời thì 90% số bé được sinh ra từ người mẹ đang mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B sẽ trở thành người mang mầm bệnh siêu vi B suốt đời.

Trong đó, có khoảng 25% số bé trên sẽ chết vì xơ gan hoăc ung thư gan về sau.

Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa

Bởi vì, đường lây truyền của vi-rút viêm gan siêu vi B chủ yếu qua đường máu và đường tình dục. Cho nên, cần phải:

- Vô trùng tuyệt đối trong các động tác tiêm truyền các loại dịch và thuốc để chữa bệnh.

- Kiểm soát chặt chẽ việc truyền máu.

- Thực hiện tình dục an toàn như hạn chế các bạn tình, sử dụng bao cao su...

- Thực hiện xét nghiệm máu để xem cơ thể đã có kháng thể kháng lại vi-rút viêm gan siêu vi B chưa? Nếu chưa có nên thực hiện việc chích ngừa theo đúng lịch quy định của Bộ Y tế.

Viêm gan siêu vi B: Lây truyền từ mẹ sang con

Việc chích ngừa nên thực hiện cho tất cả những đối tượng có nguy cơ cao, nhất là những phụ nữ làm trong ngành Y tế, nơi có khả năng nhiễm siêu vi B cao nhất vì các tai nạn nghề nghiệp: kim tiêm đâm vào tay, vết thương trong lúc phẫu thuật hay săn sóc vết thương cho những bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B hoặc màng trong mình mầm bệnh.

Nếu được chủng ngừa viêm gan siêu vi B đầy đủ theo đúng phác đồ, 95% các bé sẽ không bị vướng bệnh viêm gan siêu vi B.

Bé nên được chủng ngừa một mũi HBsAG và một mũi ngừa viêm gan siêu vi B trong vòng 12 giờ sau khi chào đời. Sau đó, người mẹ có thể cho bé bú sữa của mình.

Từ một đến hai tháng tuổi, bé tiếp tục được chủng mũi ngừa viêm gan siêu vi B thứ hai và đến sáu tháng tuổi chủng ngừa mũi thứ ba.

Những mũi chủng ngừa trên sẽ giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại siêu vi viêm gan B. Điều quan trọng người mẹ phải nhớ là bé phải được kiểm tra kháng thể chống siêu vi B khi được 12 - 15 tháng tuổi và bạn nhớ hỏi các bác sĩ về điều này.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!