Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế, già hoá dân số là 1 trong những biến đổi nhân khẩu học lớn nhất trên hành tinh. Ở Việt Nam bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 với tỷ lệ người trên 65 tuổi chiếm 7% dân số. Đến nay, số người cao tuổi trên 65 tuổi đã chiếm trên 8,3% dân số.
Các tổ chức quốc tế nhận định, Việt Nam là 1 trong những nước có tốc độ già hoá dân số nhanh nhất thế giới. Ở các nước phát triển, giai đoạn chuyển từ già hoá dân số sang dân số già mất thời gian dài, có quốc gia mất hàng trăm năm nhưng ở Việt Nam các nhà nhân khẩu học dự báo giai đoạn này chỉ khoảng 17-20 năm. Ước tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ trở thành một nước có dân số 'siêu già'.
Già hoá kèm theo các vấn đề về sức khoẻ, khuyết tật ở tuổi trên 60. Kết quả Nghiên cứu tổng quan già hoá dân số và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại châu Á và Việt Nam do UNFPA thực hiện cho thấy: Có tới 43,28% người cao tuổi trên 60 gặp phải các vấn đề về sức khoẻ, khuyết tật; 70% người cao tuổi mang trong mình ít nhất 2 bệnh.
ThS. BS Vũ Công Nguyên, Phó Viện Trưởng Viện Dân số, Sức khoẻ và Phát triển (PHAD) cho biết, kết quả khảo sát của PHAD về sức khoẻ người cao tuổi Việt Nam cho thấy: 62,3% người cao tuổi Việt Nam mắc bệnh tăng huyết áp và 86,3% trong số đó có điều trị; 12,2% cụ bà được chẩn đoán loãng xương, tỉ lệ này ở cụ ông là 5,5%; với bệnh thiếu máu/nhồi máu cơ tim có 13,2% cụ bà từng được bác sỹ chẩn đoán mắc và 10,8% cụ ông được chẩn đoán mắc…
Trong khi đó, gần 50% người cao tuổi không có thẻ BHYT. Dự báo năm 2019, sẽ có 4 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ hàng ngày. Năm 2019 khoảng 4 triệu người cao tuổi có nhu cầu hỗ trợ hàng ngày. Tỷ lệ này đạt khoảng 10 triệu người vào năm 2049.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh, tốc độ nhanh tạo áp lực cho Việt Nam trong việc phải thích ứng với già hoá dân số và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Hiện nay chúng ta chưa có sự chuẩn bị cho việc thích ứng với già hoá dân số và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Tại các gia đình hiện nay, số lượng gia đình 3-4 thế hệ giảm dần. Có gần 30% người cao tuổi sống một mình hoặc chỉ sống cùng vợ/chồng cũng là người cao tuổi hoặc cháu dưới 10 tuổi. Bên cạnh đó, hệ thống bệnh viện công và 170 tư có số giường dành cho người cao tuổi rất hạn chế. Chăm sóc người cao tuổi thường gia đình là người chăm sóc chính.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!