Vụ 'trẻ bú bình nuốt 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày': WHO từng viết gì? Có nhiễm vào máu không?

Thời sự - 11/24/2024

Dù các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguy hại của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng đây vẫn là một mối quan ngại lớn!

Vụ 'trẻ bú bình nuốt 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày': WHO từng viết gì? Có nhiễm vào máu không?

Mới đây, các nhà khoa học đến từ trường Trinity College Dublin (Ireland) đã công bố phát hiện đáng kinh ngạc của họ về lượng vi hạt nhựa mà trẻ sơ sinh có thể nuốt phải khi bú bình. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Food hôm 19/10 vừa qua của nhóm nhà khoa học Ireland, các bình sữa làm bằng nhựa polypropylene (PP) mỗi ngày thải ra từ 1,3 đến 16 triệu hạt nhựa/ mỗi lít.

Từ kết quả này, các nhà khoa học nhận định trẻ bú bình có thể hấp thụ trung bình 16 triệu hạt vi hạt nhựa mỗi ngày trong 12 tháng đầu đời. Trẻ ở các nước phát triển ở châu Âu hay khu vực Bắc Mỹ có nguy cơ hấp thụ lượng vi hạt nhựa nhiều hơn do ít bú mẹ.

Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề ảnh hưởng của hạt vi nhựa đến sức khoẻ của trẻ, chưa làm rõ được lượng hạt vi nhựa hấp thụ vào máu và các cơ quan trong cơ thể. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu thêm một số thông tin cũng như những góc nhìn của các chuyên gia về sự nguy hại của hạt vi nhựa đối với sức khoẻ con người.

Hạt vi nhựa là gì?

Hạt vi nhựa (microplastics) là hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 1mm được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm như: kem đánh răng, sữa rửa mặt, sữa tắm, một số loại mỹ phẩm (sơn móng tay, mascara, son,…),…

Vai trò của hạt vi nhựa trong các sản phẩm vệ sinh cá nhân hàng ngày là giúp loại bỏ chất nhờn, bụi bẩn trên da cũng như đảm bảo, kiểm soát chất lượng thành phẩm.

Vụ 'trẻ bú bình nuốt 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày': WHO từng viết gì? Có nhiễm vào máu không?

Theo thống kê, một lượng lớn hạt vi nhựa đã, đang và sẽ tiếp tục phát tán vào môi trường. Chúng ta có thể tìm thấy hạt vi nhựa trong: khí thải, nguồn nước, đất, các loài hải sản,…

Cho đến nay, giới khoa học vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng về những nguy cơ gây hại cho sức khoẻ khi chúng ta bị nhiễm hạt vi nhựa.

Nguy cơ đối với sức khoẻ khi bị nhiễm hạt vi nhựa?

Trong một báo cáo chính thức của mình công bố cuối năm 2019 về hạt vi nhựa, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận chắc chắn về độc tính của các hạt vi nhựa đối với cơ thể, vì thế đây chưa phải là một mối quan ngại. Các nghiên cứu đến thời điểm này về việc cơ thể hấp thụ các hạt vi nhựa cho thấy, các vi nhựa có kích thước lớn hơn 150 μm (micromet) có khả năng được thải trực tiếp qua phân.

Theo một bài biên dịch trên báo Trí Thức Trẻ, Giáo sư dược lý và độc học Phoebe Stapleton, Đại học Rutgers (Mỹ) cho biết: 'Bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu ta muốn tìm hạt vi nhựa, chúng đều xuất hiện. Chúng ta biết rằng con người tiếp xúc với các hạt nhựa này hàng ngày.

Chúng ta biết rằng chúng xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường tiêu hóa và đường hô hấp, và tùy thuộc vào kích thước của các hạt vi nhựa, chúng ta biết rằng chúng có thể vượt qua các rào cản sinh lý tự nhiên. Điều này có nghĩa là một số hạt nhựa này đủ nhỏ để đi qua các mô bảo vệ của cơ thể và vào máu cũng như các cơ quan nội tạng'.

Vụ 'trẻ bú bình nuốt 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày': WHO từng viết gì? Có nhiễm vào máu không?

Theo giáo sư Stapleton, còn có các bằng chứng thử nghiệm trên động vật và mẫu mô trong phòng thí nghiệm cho thấy: Con cái đang mang thai có thể truyền những hạt vi nhựa này cho con non chưa sinh của chúng.

Giáo sư Stapleton nhận định: 'Nghiên cứu sơ bộ [trên chuột] từ nhóm của chúng tôi và nghiên cứu được công bố bởi các nhà khoa học khác, chỉ ra rằng sau khi tiếp xúc với con mẹ, các hạt vi nhựa này có xu hướng vượt qua hàng rào nhau thai và đi vào khoang của thai nhi, lắng đọng trong các cơ quan nội tạng của chúng'.

Tuy nhiên, nữ giáo sư vẫn khẳng định rằng: 'Hiện tại chúng ta không biết hậu quả và độc tính của những phơi nhiễm này. Chúng ta vẫn cần các nghiên cứu để chứng minh [tác động tiêu cực] mới có thể khẳng định'.

Trong khi đó, Giáo sư sinh học Frederick vom Saal, Đại học Missouri (Mỹ) lại cho rằng có bằng chứng cho thấy nhựa và các chất hóa học ô nhiễm liên quan với chúng có độc tính: 'Các nhà khoa học nói rằng chúng có liên quan đến bệnh béo phì và các bệnh chuyển hóa khác như tiểu đường và bệnh tim, cũng như các vấn đề về ung thư và sinh sản, cả các vấn đề về thần kinh như rối loạn thiếu tập trung'.

Vụ 'trẻ bú bình nuốt 1,6 triệu hạt vi nhựa mỗi ngày': WHO từng viết gì? Có nhiễm vào máu không?

Trên báo chí tiếng Việt, bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thị Uyên trên Zingnews, cho rằng những tác động của hạt vi nhựa lên sức khỏe con người và động vật phụ thuộc vào nồng độ, thời gian phơi nhiễm.

Nhờ kích thước rất nhỏ và tính kỵ nước nên các hạt vi nhựa dễ dàng đi qua nhau thai, máu não hoặc đường tiêu hoá, những vị trí tiềm ẩn nguy cơ bị tổn thương. Đồng thời chúng còn gây stress oxy hóa các tế bào, dẫn đến kích hoạt nhiễm trùng, suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn quá trình nội tiết.

Ngoài ra, các hạt vi nhựa còn tạo môi trường sống cho các ấu trùng của ký sinh trùng gây bệnh sốt rét, virus Zika, sán lá gan trong ốc nước ngọt, dẫn đến tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh này.

Đối với với các sản phẩm chăm sóc da, hạt vi nhựa có khả năng làm mỏng da với những người da nhạy cảm và có thể hình thành các lỗ nhỏ trên da dẫn đến dễ tổn thương và nhiễm khuẩn hơn.

Các hạt vi nhựa trong kem đánh răng không chỉ gây ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe con người, chúng còn gây ra một số vấn đề răng miệng. Chúng bị kẹt trong đường viền nướu, là nơi để vi khuẩn bám vào, tăng nguy cơ mắc các bệnh nha chu và viêm nướu.

Chế độ ăn của người Pháp, Ý, Nhật, Hàn Quốc... có gì đặc biệt khiến cả thế giới nên học?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!