WHO đánh giá Việt Nam rất nỗ lực để kiểm soát và phòng chống nCoV

Thời sự - 03/28/2024

Theo đánh giá của WHO, Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát, phòng ngừa và đáp ứng với nCoV, như: Tăng cường sàng lọc hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu; tăng cường giám sát, xét nghiệm, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính...

Theo đánh giá của WHO, Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát, phòng ngừa và đáp ứng với nCoV, như: Tăng cường sàng lọc hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu; tăng cường giám sát, xét nghiệm, tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính...

Đánh giá về nguy cơ dịch bệnh nCoV xảy ra tại Việt Nam, WHO cho rằng, Việt Nam đã có 6 trường hợp dương tính với nCoV dựa trên kết quả từ các công cụ xét nghiệm hiện có trong nước. Mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân trên đang được tiếp tục xét nghiệm thêm tại một phòng thí nghiệm tham chiếu quốc tế. Tất cả bệnh nhân đều được chăm sóc y tế khi mới xuất hiện các biểu hiện của bệnh và ngay lập tức được cách ly tại các bệnh viện có đủ năng lực đối phó với dịch. Khi dịch bệnh chưa kết thúc, vẫn có thể xảy ra các trường hợp mắc bệnh nCoV đơn lẻ tại Việt Nam. Chúng ta nên tiếp tục cảnh giác với diễn biến của tình hình dịch.

WHO đánh giá Việt Nam rất nỗ lực để kiểm soát và phòng chống nCoV

Nhiều người nhà bệnh nhân đeo khẩu trang tại khu vực Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. 

Đề cập vấn đề Việt Nam nên tập trung phòng ngừa và kiểm soát nCoV thời điểm hiện nay như thế nào? Theo đánh giá của WHO, Việt Nam đã rất nỗ lực để kiểm soát, phòng ngừa và đáp ứng với nCoV, như: Tăng cường sàng lọc hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu, tăng cường giám sát, tăng cường xét nghiệm, tăng cường tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các trường hợp nhiễm trùng hô hấp cấp tính, điều tra và theo dõi các trường hợp tiếp xúc với các trường hợp nhiễm nCoV.

Chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết kiểm soát hiệu quả nCoV ở cấp cao nhất. Các thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh hằng ngày được đăng tải trên các kênh truyền thông chính thức của Bộ Y tế. Các cơ quan truyền thông lớn đóng vai trò cung cấp thông tin chính xác tới cộng đồng, bao gồm cung cấp các biện pháp bảo vệ nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi rút.

Trước diễn biến tình hình dịch bệnh do nCoV hiện nay, WHO đưa ra đánh giá, dự kiến các trường hợp bệnh lây lan trên toàn cầu có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Do đó, tất cả các quốc gia, bao gồm Việt Nam, cần tiếp tục cảnh giác và chuẩn bị kiểm soát lây nhiễm nCoV.

Những biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bao gồm phát hiện sớm, cách ly và quản lý trường hợp bệnh với các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm thích hợp, tăng cường giám sát và chia sẻ thông tin minh bạch, kịp thời với cộng đồng quốc tế dựa trên yêu cầu trong Điều lệ Y tế quốc tế (2005).

Vào ngày 31-1-2020, WHO tuyên bố dịch viêm phổi do nCoV là 'sự kiện y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu' (PHEIC). Đây là lần thứ sáu PHEIC được tuyên bố.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!