Trứng là một trong những loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao và bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trước sự đa dạng và phong phú của nhiều loại trứng trên thị trường, hẳn các bà mẹ sẽ có lúc băn khoăn rằng không biết cho con ăn loại trứng nào mới tốt nhất? Vậy hãy cùng tham khảo một số thông tin cơ bản về 4 loại trứng phổ biến nhất.
1. Trứng gà
Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng là loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất ở các nước trên khắp thế giới. Đây là nguồn dinh dưỡng quý giá đối với sức khỏe, cung cấp một lượng lớn phot pho, kẽm, kali và canxi cho cơ thể.Bên trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của trứng gà và trứng vịt hầu như không khác nhau lắm. Tuy nhiên, bên trong thành phần các chất dinh dưỡng thì trứng gà luôn luôn tốt hơn trứng vịt. Hàm lượng kẽm, vitamin A có trong trứng gà cao hơn trứng vịt và chất béo trong trứng gà thấp hơn nên ít gây đầy bụng, khó tiêu.
2. Trứng vịt
Trứng vịt có kích cỡ lớn gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo có trong trứng vịt lại cao gấp đôi so với trứng gà. Các amino axit có trong hai loại trứng này tương tự như nhau nhưng ở bên trong trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng các vi chất đó.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol (có hại cho tim mạch) cao hơn, nhất là trứng vịt sẽ để được tươi lâu hơn so với trứng gà vì trứng vịt có một lớp vỏ dày hơn hẳn trứng gà. Trẻ nhỏ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
3. Trứng cút
Trứng cút cũng rất giàu vitamin và các loại khoáng chất. Tuy có kích thước khá khiêm tốn nhưng giá trị dinh dưỡng trong trứng cút còn cao gấp 4 lần so với trứng gà. Hàm lượng protein có bên trong trứng cút chiếm 13% trong khi hàm lượng protein trong trứng gà chỉ chiếm có 11%. Ngoài ra trứng cút còn chứa 140% vitamin B1 trứng gà chỉ chứa có 50%. Hơn nữa, trứng cút chứa nhiều sắt và kali gấp 5 lần xo với trứng gà.
Không như trứng gà, trứng cút cho thấy rất ít trường hợp gặp phải dị ứng ở trẻ nhỏ. Ngược lại, một số loại protein có bên trong trứng cút có thể ngăn ngừa dị ứng nên dựa trên cơ sở này người ta còn có thể sản xuất được thuốc để điều trị dị ứng. Hàm lượng phốt pho cao có trong trứng chim cút còn có thể kích cho quá trình phát triển đại não của trẻ nhỏ.
4. Trứng ngỗng
Trứng ngỗng có kích thước rất lớn, lớn hơn trứng gà khoảng 3 lần. Nhiều bà mẹ lầm tưởng rằng trứng ngỗng to nên sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và bổ hơn các loại trứng khác và cho rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp cho con mình thêm thông minh nhưng kì thực thành phần chất dinh dưỡng có trong trứng ngỗng cũng tương tự như trứng gà, chỉ có một số chất trong trứng ngỗng là nhiều hơn trứng gà, đơn giản chỉ vì kích cỡ của chúng lớn hơn. Thậm chí, trứng ngỗng còn có hàm lượng cholesterol gây hại cho tim mạch cao hơn so với trứng gà: trong một quả trứng gà chứa 186mg cholesterol trong khi đó bên trong một quả trứng ngỗng thường chứa đến 1227mg cholesterol.
Lưu ý khi sử dụng trứng gà
Không ăn trứng gà luộc chưa chín để qua đêm
Trứng để qua đêm có nên ăn hay không còn phụ thuộc vào việc quả trứng đó đã được luộc chín hay chưa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn những quả trứng chưa luộc kĩ hay chỉ mới luộc lòng đào.
Với trứng luộc để qua đêm, nhiệt độ trên 10 độ C sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì thế, khi ăn vào, các bạn có thể mắc phải các triệu chứng như đầy hơi, nóng, chướng khí, dạ dày khó chịu, thậm chí là tiêu chảy...
Không uống thuốc sau khi ăn trứng
Ai cũng biết trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein. Bạn cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Nhất là nếu như bạn đang bị các bệnh về đường tiêu hóa hoặc tiêu chảy thì phải ngừng ăn trứng vì trứng chứa nhiều protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào lúc nào và ăn bao nhiêu là đủ?
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm
Những quan niệm sai lầm của mẹ bầu về dinh dưỡng.
Ăn trứng gà bao nhiêu là đủ đối với bà bầu?
Trứng chim cút - nhỏ mà có võ !
Không ăn quá nhiều
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy trứng là lựa chọn thay thế tuyệt vời nếu bạn không thích ăn thịt, bởi trong trứng giàu protein, vitamin A, D, B12; các khoáng chất như phốt phô, selen, choline... cung cấp vitamin, khoáng chất và protein để cơ thể không bị thiếu dinh dưỡng, bên cạnh đó còn giúp thúc đẩy hoạt động của não và cải thiện trí nhớ.
Để ăn trứng một cách an toàn, những người bình thường có thể ăn 4 quả mỗi tuần. Còn đối với người làm việc nặng, tập thể hình có thể ăn tới 7 quả/tuần. Lưu ý nên ăn vào buổi sáng để cung cấp năng lượng cần thiết cho một ngày.
Chỉ nên ăn trứng đã nấu chín kĩ:
Khi chưa nấu chín kĩ (như trứng chần, trứng tráng sơ qua...) trứng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng thấp và khiến cơ thể khó tiêu hóa. Hơn nữa, trứng chưa chín kĩ sẽ khiến cơ thể dễ mắc những loại vi khuẩn gây hại tồn tại sẵn trong trứng.
Xem thêm:
- Các loại thực phẩm ít béo mà bạn nên biết
- 4 chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe phụ nữ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!