Để kiểm tra sự bất thường ở gan, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm chức năng gan khi cần thiết. Sau xét nghiệm, dựa vào kết quả có được, bác sĩ có thể đánh giá các chức năng khác nhau của gan hoặc có căn cứ để nói về những tổn thương mà gan của bạn đang mắc phải.
Bài viết bên dưới sẽ thông tin đến cho bạn về mức độ quan trọng của xét nghiệm này, xét nghiệm này dùng để làm gì và bạn nên lưu ý những gì khi thực hiện xét nghiệm...
Tại sao cần xét nghiệm chức năng gan?
Theo thông tin chia sẻ từ Trung tâm DI &ADR Quốc gia thì xét nghiệm chức năng gan là một trong những xét nghiệm sinh hóa, được dùng để chỉ định trong việc cần phải đánh giá được các chức năng khác nhau của tế bào gan. Qua đó có thể khẳng định được sự phỏng đoán trước đó về việc gan của bạn đã bị tổn thương, và mức độ tổn thương hiện tại như thế nào.
Các chuyên gia cho biết, xét nghiệm này thường được thực hiện khi người bệnh bị sụt cân không rõ nguyên nhân, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... và trong quá trình điều trị có sử dụng nhiều loại thuốc. Ngoài ra, nếu bạn thấy mình có những biểu hiện thường xuyên như buồn nôn, da bị vàng và nôn liên tục thì nên đi xét nghiệm để các bác sĩ có thể theo dõi và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm chức năng gan bao gồm những gì?
Xét nghiệm chức năng gan bao gồm việc bác sĩ sẽ định lượng một số enzym và kiểm tra nồng độ protein trong máu của người bệnh. Các xét nghiệm sinh hóa chính thường được bác sĩ tiến hành bao gồm: Định lượng các transaminase, γGT (gamma-glutamyl transpeptidase), phosphatase kiềm và bilirubin.
Theo chia sẻ của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc – trên chuyên mục Tin tức Y khoa thì từ kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ enzym và protein trong máu tĩnh mạch cao hơn hay thấp hơn mức bình thường, có thể dẫn đến sự bất thường ở gan một cách chính xác nhất. Các bạn có thể tham khảo thêm các xét nghiệm chức năng gan ở bệnh viện này bao gồm:
- Alanine Transaminase (ALT): ALT là một loại enzyme được tìm thấy trong gan giúp chuyển hóa protein. Khi gan bị tổn thương hoặc viêm (như viêm gan), nồng độ ALT máu thường tăng.
- Aspartate Transaminase (AST): AST là enzym giúp chuyển hóa alanine, một axit amin. Tương tự như ALT, AST thường có trong máu ở mức thấp. Sự gia tăng nồng độ AST có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh.
- Alkaline Phosphatase (ALP): ALP là một enzym trong gan, ống dẫn mật và xương. Nồng độ ALP cao hơn so với bình thường có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh, chẳng hạn như một ống dẫn mật bị chặn hoặc bệnh về xương.
- Albumin và tổng số protein: Albumin là một trong những protein được tạo ra trong gan. Cơ thể cần những protein này để chống nhiễm trùng và để thực hiện các chức năng khác. Nồng độ albumin và tổng số protein thấp là dấu hiệu cảnh báo có tổn thương ở gan hoăc bệnh về gan.
- Bilirubin: Bilirubin được sản xuất từ huyết sắc tố (hemoglobin). Huyết sắc tố là một hóa chất trong tế bào hồng cầu được phóng thích khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết trong phân. Nồng độ bilirubin cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc bệnh lý gan.
- Gamma-glutamyltransferase (GGT): GGT là một enzym trong máu. Nồng độ cao hơn bình thường của GGT có thể cho thấy gan hoặc ống dẫn mật bị hư hại.
- L-lactate dehydrogenase (LD). LD là một loại enzyme được tìm thấy trong gan. Sự gia tăng nồng độ LD máu có trong tổn thương gan.
- Xét nghiệm máu đông: Gan sản xuất protein cần thiết cho quá trình đông máu. Gan bị rối loạn chức năng không thể sản xuất đầy đủ các loại protein và do đó làm cho quá trình đông máu chậm lại. Do đó kiểm tra đông máu có thể được sử dụng như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của các rối loạn chức năn gan nhất định.
Ngoài ra còn có một số xét nghiệm khác cũng được chỉ định cho người bị bệnh gan thực hiện như: Alpha-fetoprotein; định lượng transferrin thiếu hụt carbohydrat; xét nghiệm huyết thanh với virus gây viêm gan B và C...
Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan
Trước khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, bạn cần tránh ăn uống và ngưng sử dụng một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Và để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm thì không nên sử dụng các loại thuốc như: Thuốc giảm đau (paracetamol, các thuốc chống viêm không steroid); thuốc tim mạch (amiodaron, chẹn kênh calci); thuốc chống đông, chống kết tập tiểu cầu (fluindion, rivaroxaban, dabigatran, clopidogrel, prasugrel); thuốc hạ cholesterol máu (các statin, ezetimib, acid nicotinic)...
Sau khi thực hiện xét nghiệm chức năng gan, nếu kết quả xét nghiệm cho bạn biết bạn đang bị bệnh thì điều đầu tiên mà bạn cần phải làm chính là giữ cho tinh thần luôn ổn định. Và điều bạn hướng đến lúc này là điều trị bệnh, chứ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến tinh thần.
Rất nhiều trường hợp người bệnh đã khỏi hẳn hoàn toàn nhờ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Đồng thời với người bị bệnh gan, thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng. Người bệnh nên kiêng ăn các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe như thịt mỡ, thịt dê, lòng đỏ trứng... Bổ sung rau củ xanh, vitamin và khoáng chất. Đồng thời tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại được sức khỏe và hồi phục chức năng gan.
Giới thiệu gói kiểm tra chức năng gan tại nhà của Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viên trung ương khác, là những nơi có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế cùng hệ thống các phòng lab hiện đại hàng đầu cả nước.
Trong môi trường sống hiện đại ngày nay, với việc phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, cùng các thói quen như hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, sử dụng thực phẩm không an toàn, lá gan phải chịu nhiều tổn thương và gây ra nhiều loại bệnh khác như: viêm gan, xơ gan, ung thư gan,... Chính vì vậy, để giúp người dùng bảo vệ sức khỏe tốt hơn, Xander cung cấp gói xét nghiệm chức năng gan, men gan giúp bạn có thể đánh giá tình trạng của gan thời điểm hiện tại. Cụ thể, những ngưởi nên đăng ký xét nghiệm bao gồm:
- Những người thường xuyên thức khuya.
- Người thường xuyên uống rượu bia.
- Người đang sử dụng nhiều thuốc thường xuyên, lâu dài.
- Có các triệu chứng như vàng da, chán ăn, nổi mề đay.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Không mất thời gian chờ xếp hàng, chờ lấy kết quả như khi xét nghiệm ở các bệnh viện công, khách hàng chỉ cần ở nhà và sẽ cho nhân viên của công ty đến lấy mẫu xét nghiệm.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi phí xét nghiệm
- Giá gói xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, men gan của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 419,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline phía dưới để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Thuốc bổ gan, giải độc gan - con dao hai lưỡi ?
Gan bị tổn hại nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên làm 9 điều sau
Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên và không nên ăn gì?
Chữa khỏi bệnh Gan nhiễm mỡ nhờ tinh lá sen
Trị bệnh gan bằng y học cổ truyền như thế nào?
Xem thêm
Xét nghiệm chức năng gan
Các bước xét nghiệm viêm gan B bạn cần biếtĐể được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!