Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét Nghiệm - 04/23/2024

Trong chu kỳ mang thai, nếu mẹ bầu bị huyết áp cao thì rất dễ mắc phải triệu chứng tiền sản giật khi mang thai. Bệnh này thường kèm theo những triệu chứng đáng phải lưu ý, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ.

Trong chu kỳ mang thai, nếu mẹ bầu bị huyết áp cao thì rất dễ mắc phải triệu chứng tiền sản giật khi mang thai. Bệnh này thường kèm theo những triệu chứng đáng phải lưu ý, tuy nhiên nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của thai phụ.

Vì vậy để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu thường được thực hiện xét nghiệm tiền sản giật khi mang thai để sớm chẩn đoán. Vậy xét nghiệm này bao gồm những gì? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.

Xét nghiệm Elecsys sFlt-1 và PLGF

Xét nghiệm miễn dịch Elecsys sFlt-1 và PlGF của Roche là một trong những xét nghiệm tự động đầu tiên hỗ trợ chẩn đoán tiền sản giật, chẩn đoán phân biệt với các rối loạn huyết áp khác. Điều này giúp các bác sĩ phân tầng và theo dõi tiến triển bệnh một cách hiệu quả.

Xét nghiệm miễn dịch tự động Elecsys sFlt-1 là một công cụ hỗ trợ chẩn đoán tiền sản giât, chẩn đoán phân biệt với các rối loạn huyết áp khác và giúp các bác sĩ lâm sàng phân tầng và theo dõi tiến triển bệnh.

PlGF là yếu tố tăng trưởng nhau thai là yếu tố cực quan trong trong cải tạo mạch máu của nhau thai. Còn sFlt-1 của Roche là yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển tế bào nội mạc hòa tan, có vai trò kháng tân tạo mạch máu trong giai đoạn phát triển của thai nhi.

Đối với những thai phụ huyết áp cao, dẫn đến tiền sản giật, thì nồng độ PlGF sẽ giảm và ngược lại nồng độ sFlt-1 lại tăng so với thai phụ bình thường ở cùng một tuổi thai giống nhau. Đặc biệt sự thay đổi nồng độ này diễn ra khá sớm từ trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật.

Do vậy có thể xem xét sự thay đổi nồng độ của những chất này, và đặc biệt là chỉ số sFlt- 1/PlGF để chẩn đoán sớm tiền sản giật có thể từ 3 tháng giữa thai kỳ.

Theo TS. BS. Nguyễn Chính Nghĩa, Phó Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Bạch Mai thì: sFlt-1 và PlGF là 2 hai dấu ấn sinh học và xem xét tỉ số sFlt-1/PlGF ở tam cá nguyệt thứ 2 trong nghiện cứu, có thể giúp chẩn đoán và dự báo tiền sản giật.

Bên cạnh đó hai dấu ấn sinh học này cũng rất có giá trị trong chẩn đoán phân biệt tiền sản giật ở những thai phụ mắc một số bệnh nội khoa từ trước lúc mang thai. Những trường hợp này cũng có triệu chứng tương tự như tiền sản giật là: tăng huyết áp, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cầu thận, hội chứng thận hư...

Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Xét nghiệm máu chẩn đoán tiền sản giật

Kiểm tra máu thông qua hình thức xét nghiệm có thể đánh giá được chức năng của gan và thận cũng như số lượng những tế bào tiểu cầu trong quá trình đông máu.

Phương pháp xét nghiệm này giúp chẩn đoán tiền sản giật bằng cách đo nồng độ của một loại protein có trong máu người mẹ. Khi kết quả nồng độ của PAPP-A, một loại glycoprotein do nhau thai bài tiết nếu quá thấp. Thì điều này sẽ cảnh báo nguy cơ cao là thai phụ bị tiền sản giật.

Xét nghiệm nước tiểu đã được lưu trữ

Thông thường bác sĩ sẽ lấy mẫu nước tiểu ở mẹ bầu qua 12 giờ và cho đến 24 giờ có thể xác định chính xác lượng protein bị thoát ra ngoài trong nước tiểu. Đây là một chỉ số đánh giá nghiêm trọng trong tiền sản giật.

Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Siêu âm thai

Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể theo dõi được sự phát triển của thai nhi và chẩn đoán được nguy cơ mắc tiền sản giật ở mẹ bầu một cách hiệu quả. Nhờ những sóng siêu âm này, có thể được chuyển thành hình ảnh của em bé trên màn hình và bác sĩ có thể lưu lại những hình ảnh này để quan sát.

Kiểm tra Nonstress hoặc trắc đồ sinh lý

Khảo sát này được thực hiện nhằm chắc chắn thai nhi đã nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Trắc đồ sinh lý kết hợp với siêu âm Nonstress, sẽ cung cấp thêm thông tin về cách thở, nhịp điệu, chuyển động của thai nhi và thể tích nước ối trong tử cung của mẹ. Điều này có vai trò vô cùng quan trọng, trong việc chẩn đoán hiện tượng tiền sản giật khi mang thai

Bên trên là một số xét nghiệm chẩn đoán tiền sản giật khi mang thai mà chị em nên lưu ý. Việc chẩn đoán tiền sản giật, còn phụ thuộc vào kết quả đo huyết áp. Từ đó bác sĩ sẽ cho mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm phù hợp, nhằm đảm bảo mang lại kết quả cao trong điều trị.

Xem thêm

  • Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào?

  • Chăm sóc và điều trị người bị tiền sản giật như thế nào cho hiệu quả?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!