Xét nghiệm TPHA định tính là gì và có công dụng gì?

Kiến Thức Y Học - 05/07/2024

Trong việc tìm ra bệnh giang mai, xét nghiệm TPHA chính là phương pháp cho kết quả tốt nhất. Nếu như TPHA dương tính thì khả năng bị giang mai rất cao, nếu như THPA là dương tính nhưng bạn lại chưa từng quan hệ tình dục bao giờ thì cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để phân biệt giang mai với những nhiễm trùng khác.

Trong việc tìm ra bệnh giang mai, xét nghiệm TPHA chính là phương pháp cho kết quả tốt nhất. Nếu như TPHA dương tính thì khả năng bị giang mai rất cao, nếu như THPA là dương tính nhưng bạn lại chưa từng quan hệ tình dục bao giờ thì cần phải làm thêm các xét nghiệm khác để phân biệt giang mai với những nhiễm trùng khác.

Những gì về TPHA

TPHA dùng để phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai có ở trong huyết tương (hay còn gọi là huyết thanh) của người bệnh bị giang mai. Xét nghiệm THPA dựa trên nguyên lý của phản ứng ngưng kết. Khi tế bào (hồng cầu) được gắn kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai, cho tiếp xúc với huyết thanh (hay còn gọi là huyết tương) của người bị bệnh giang mai thì sẽ bị ngưng kết lại.

Để lấy được mẫu để tiến hành xét nghiệm, người thực hiện cần được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về ngành vi sinh; người nhận định và phê duyệt kết quả phải là cán bộ xét nghiệm có trình độ đại học hoặc sau đại học về ngành vi sinh. Để có thể thực hiện xét nghiệm được thì cần phải có những phương tiện, hóa chất đạt chuẩn chất lượng, thực hiện theo đúng quy trình xét nghiệm.

Các bước tiến hành xét nghiệm TPHA bao gồm: lấy bệnh phẩm với mẫu theo đúng quy định của chuyên ngành vi sinh, cán bộ có thể từ chối những bệnh phẩm không đạt yêu cầu; tiến hành kỹ thuật với phản ứng TPHA định tính và TPHA định lượng.

Xét nghiệm TPHA định tính là gì và có công dụng gì?

TPHA định tính là gì?

Là một trong các bước tiến hành kỹ thuật của xét nghiệm TPHA dành cho việc tìm ra kết quả với bệnh giang mai, TPHA định tính chính là một phản ứng trong quá trình xét nghiệm giang mai. Các cán bộ xét nghiệm sẽ sử dụng chất dẫn TPHA theo phương thức định tính để cho ra kết quả âm tính hoặc dương tính với bệnh giang mai.

TPHA định tính được tiến hành như sau: Để sinh phẩm ở nhiệt độ phòng, sau đó pha loãng huyết thanh với tỷ lệ 1/20. Huyết thanh pha loãng với tỷ lệ 1/20 ở giếng số 1 và nhỏ vào giếng số 2 và thứ 3. Sau đó, cán bộ xét nghiệm sẽ nhỏ dung dịch tế bào không gắn kháng nguyên (còn gọi là control cell) vào giếng thứ 2 (với độ pha loãng của huyết thanh là 1/80) theo như hướng dẫn.

Tiếp đến, cán bộ xét nghiệm sẽ nhỏ test cell (hay còn gọi là dung dịch tế bào kháng nguyên) vào giếng thứ 3 (với độ pha loãng của huyết thanh sẽ là 1/80) theo như hướng dẫn. Sau khi nhỏ, cán bộ xét nghiệm sẽ lắc nhẹ phiến nhựa hoặc để máy rung ở tốc độ trong 5 phút. Khay nhựa sẽ được đậy lại và để ở nhiệt độ phòng trong thời gian từ 45 – 60 phút và cán bộ xét nghiệm sẽ tiến hành nhận định kết quả sau thời gian này.

Nhận định kết quả của TPHA định tính sẽ dựa trên điều kiện phản ứng : Giếng có chứa mẫu bệnh phẩm với dung dịch tế bào không có gắn kháng nguyên (còn gọi là control cell) phải âm tính, tức tế bào lắng xuống đáy giếng thành một nút đỏ (với nồng độ pha loãng là 1/80). Mẫu xét nghiệm chứng dương phải dương tính và mẫu xét nghiệm chứng âm cũng phải âm tính.

Xét nghiệm TPHA định tính là gì và có công dụng gì?

Để đọc được kết quả, cán bộ xét nghiệm sẽ đặt nhẹ nhàng phiến nhựa lên mặt phẳng, đọc nó dưới nguồn ánh sáng trực tiếp, so sánh hình thái ngưng kết của các mẫu thử với mẫu chứng âm tính hoặc chứng dương tính. Nhận định kết quả của TPHA định tính và TPHA định lượng theo kết quả bảng như sau:

Nếu một mẫu mà có sự ngưng kết với cả giếng có tế bào không gắn kháng nguyên lẫn giếng có tế bào gắn kháng nguyên thì cần phải làm lại mẫu với thao tác hấp phụ

- Tiến hành nhỏ 100μl mẫu bệnh phẩm vào ống nghiệm.

- Tiếp đến là nhỏ 400μl tế bào không gắn kháng nguyên.

- Để đồng nhất phản ứng thì nên trộn đều và ủ ở nhiệt độ phòng 1 giờ.

- Đặt ly tâm ở 1000 vòng x15 phút.

- Sau đó dùng pipet hút lấy nước nổi ở bề mặt (với độ pha loãng mẫu là 1:5) để tạo phản ứng. Người kiểm chứng cần phải tính toán lại khi pha loãng mẫu.

Như vậy, TPHA định tính chính là một phản ứng trong quá trình xét nghiệm giang mai. Những người thực hiện kỹ thuật này phải có trình độ chuyên môn nhất định, theo quy chuẩn của y tế. Phương pháp xét nghiệm TPHA cũng còn căn cứ vào thực trạng sức khỏe, lối sống, cách sinh hoạt của người bệnh để đưa ra được kết quả chính xác.

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại Xander

Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.

Hiện Xander cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.

Chi phí xét nghiệm TPHA

  • Giá xét nghiệm TPHA của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Xét nghiệm TPHA định tính là gì và có công dụng gì?

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có phát hiện giang mai không?
  • Điều trị xoắn khuẩn giang mai như thế nào?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!