Ở các miền quê, xương rồng thường được trồng để làm hàng rào, làm cảnh hoặc mọc dại khắp nơi. Nhiều người không mấy đếm xỉa đến loại cây này vì nghĩ chúng có nhiều gai kèm theo nhựa đắng.
Nhưng tại một số quốc gia Nam Mĩ như Mexico, Bazil, xương rồng lại được dùng để chế biến món ăn như một vị rau thường ngày. Trải qua rất nhiều thời gian, hiện nay xương rồng đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong mâm cơm người Việt. Chẳng hạn ở khu vực miền Trung, có những món ăn được chế biến từ xương rồng khá độc đáo như xương rồng nấu tép đồng, xương rồng xào tóp mỡ hay gỏi xương rồng.
Xương rồng, món ăn phổ biến ở Nam Mĩ đã bắt đầu xuất hiện trong mâm cơm người Việt.
Theo nhiều người dân nơi đây, xương rồng sau khi chế biến có vị nhẫn nhẫn, ngọt hậu và nhiều nước, ăn có vị giòn ngọt, không dai hay bở. Canh xương rồng ăn vào ngày hè rất mát, giúp điều hòa khí huyết và đào thải độc tố ra bên ngoài.
Đặc biệt, y học cổ truyền đã ghi nhận xương rồng giúp điều trị gai cột sống rất hiệu quả. Từ xa xưa, người Việt cổ đã dùng xương rồng ba chia nấu với cá lóc đồng làm canh ăn cơm. Món ăn này có vị thanh đạm, không ngấy và giúp đẩy lùi các cơn đau. Ăn trong một thời gian dài thì bệnh thuyên giảm đáng kể, người bệnh đi lại dễ dàng hơn.
Món xương rồng nấu cá lóc có tuổi đời hàng nghìn năm.
Cũng giống nha đam, phần thịt nằm sâu bên trong lớp gai chi chít của xương rồng thường được dùng để nấu chè hoặc làm gỏi. Nước ép thịt xương rồng nếu pha với mật ong uống mỗi ngày sẽ giúp tống đờm ra ngoài, điều trị ho khan và đau họng. Xương rồng cũng có tính sát trùng và kháng viêm rất tốt, giúp cổ họng luôn thông thoáng.
Nước ép xương rồng có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe.
Nếu nhà bạn có ai bị mụn nhọt, mụn viêm sưng mủ thì chỉ cần lấy một nhánh xương rồng, làm sạch gai và nướng đều trên lửa. Sau đó đắp miếng xương rồng đang còn nóng vào các vết mụn viêm sẽ giúp tiêu mủ, giảm độc, còi mụn cũng tự tiêu biến. Hoặc đơn giản nhất chỉ cần giã nát và lấy dịch nhầy của xương rồng đắp lên trong ba ngày là thấy ngay kết quả thần kì.
Dùng xương rồng để điều trị mụn viêm cũng vô cùng hiệu quả.
Ngày nay khoa học cũng đã chứng minh xương rồng có thể giúp hạ và ổn định đường huyết. Những người bị tiểu đường có thể dùng lá xương rồng rửa sạch, nấu nước uống thay trà. Uống nước này không những lợi tiểu mà còn mát gan nữa. Ngoài ra, món xương rồng còn có thể điều trị các chứng đau lưng và xương khớp phổ biến ở người lớn tuổi, tăng cường đề kháng, tạo cảm giác tươi tỉnh, hứng khởi.
Xương rồng là 1 vị thuốc bình dân nhưng vô cùng hiệu nghiệm.
Một điều thú vị nữa là xương rồng có thể hấp thu tia tử ngoại từ máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị công nghệ khác. Chính những loại tia này là tác nhân gây ra tình trạng lão hóa da, khiến da sạm và tối màu. Vì vậy, hãy đặt một chậu xương rồng nhỏ ở bàn làm việc để hấp thụ các tia tử ngoại nguy hại này.
Những điều về cơn đau tử cung sau sinh có thể mẹ chưa biết
Cách điều trị bệnh bằng lá lốt tốt gấp vạn lần thuốc tây
Thực hư chuyện chữa ung thư vòm họng bằng nấm lim xanh và nấm linh chi
2
Bấm huyệt chữa tiểu đường như thế nào thì hiệu quả?
Ngộ độc thức ăn khi mang bầu - nguy hiểm khó lường
Có rất nhiều loại xương rồng mọc rộng rãi ở Việt Nam nhưng phổ biến nhất là xương rồng Opunitia, xương rồng Lê gai (Đông y gọi là Tiên Nhân Chưởng) hoặc xương rồng tai thỏ. Khi dùng để nấu ăn, bạn nên chọn phần đọt non có màu xanh lợt. Cạo sạch gai và dùng muối bóp nhiều lần cho ra bớt nhựa đắng. Xương rồng có nhựa đắng rất độc nhưng chỉ gây hại khi chúng ta làm dính vào mắt thôi. Còn lại chúng khá an toàn, đồng thời có công dụng điều trị bệnh rất tốt và hiệu quả. Và dù phương pháp dân gian trên đây đã được nhiều người ứng dụng nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.
Theo Thethaovanhoa
Xem thêm:
- Ngao - Vừa là món ngon, vừa là thuốc quý
- "Đổi gió" món trứng ốp lết thơm ngon cho bữa sáng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!