“Quan hệ” bằng miệng có thể khá thú vị nhưng chỉ khi được thực hiện đúng cách. Và quan trọng hơn là khi bạn cảm thấy có thể thực hiện một cách an toàn không cần bảo vệ.
Theo một số nghiên cứu, quan hệ “bằng miệng” là khá phổ biến trong tình dục khác giới cũng như tình dục đồng giới, tuy nhiên, đa số là không được bảo vệ. Bạn có thể không thích “yêu” mà phải dùng các biện pháp bảo vệ nhưng nguy cơ bị nhiễm nhiều bệnh khác nhau như các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư là cao. Dưới đây là những nguy cơ sức khỏe của “quan hệ” bằng miệng.
Nhiễm vi-rút HIV
Vi-rút HIV có thể được lây truyền qua dịch cơ thể như tinh dịch, nước bọt. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền qua phơi nhiễm với nước bọt là ít hơn khá nhiều so với qua tinh dịch. Nhưng điều đó không có nghĩa “quan hệ” bằng miệng với người nhiễm HIV là an toàn vì có nhiều yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ lây bệnh. Những yếu tố này gồm dị ứng, xuất tinh trong miệng, ức chế miễn dịch, loét và viêm. Hơn nữa, khi tần số quan hệ tình dục và số lượng “đối tác” nhiều, nguy cơ sẽ cao hơn và nguy cơ tích lũy sẽ cao hơn so với quan hệ xâm nhập.
Nguy cơ mắc ung thư
Một nghiên cứu công bố trực tuyến trên tờ JAMA Oncology chỉ ra rằng quan hệ tình dục đường miệng có thể tăng 7 lần nguy cơ ung thư đầu và cổ. Nó chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa HPV-16, một loại vi-rút HPV gây ung thư cổ tử cung, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và nguy cơ gia tăng phát triển ung thư. Vì vậy, nếu bạn bị nhiễm HPV, bạn nên tránh “quan hệ” bằng miệng.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Không nhiều người biết rằng “quan hệ” bằng miệng có thể đóng vai trò như một con đường lây truyền nhiều mầm bệnh đường miệng, hô hấp và sinh dục. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ngoài HIV còn có herpes, lậu, Chlamydia, viêm gan, giang mai, mụn cóc sinh dục và nhiễm kí sinh trùng đường ruột. Nếu bạn bị bất cứ vấn đề sức khỏe nào ở miệng như lợi chảy máu, vết rách ở miệng, loét da, các nhiễm trùng này sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ. Vi-rút herpes gây loét hoặc tổn thương ở miệng và bộ phận sinh dục, có thể dẫn tới tiếp xúc da-da nên vi-rút có thể lây truyền khi “quan hệ” bằng miệng. Trong những trường hợp nhiễm Chlamydia, lậu, viêm gan và giang mai, vi-rút hoặc vi khuẩn có thể được truyền qua máu khi bạn tiếp xúc với dịch cơ thể trong khi “yêu”.
Một số bài thuốc trị rối loạn chức năng “yêu”
Xuất tinh ngoài khi quan hệ có khả năng mang thai như thế nào?
Nuốt tinh trùng có thể mang thai không?
Thủ phạm khiến chị em bị bệnh viêm ngứa âm đạo
1
Làm thế nào để “yêu” lại sau sinh một cách an toàn?
Cũng giống như các hình thức quan hệ tình dục khác, một vài biện pháp phòng bệnh dưới đây có thể giúp bạn “yêu” bằng miệng an toàn:
- Sử dụng các màng chắn miệng hoặc bao cao su trong khi “quan hệ” bằng miệng có thể giảm nguy cơ bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV.
- Hạn chế tiếp xúc với tinh dịch hoặc dịch âm đạo.
- Đảm bảo không có vết rách hoặc tổn thương nào trong bộ phận sinh dục.
- Duy trì vệ sinh răng miệng hợp lý và tránh xa hình thức quan hệ này nếu miệng bạn có vết loét, chảy máu lợi hoặc bất cứ vấn đề răng miệng nào.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ nếu bạn thường xuyên “yêu” bằng miệng.
Theo Sức khỏe đời sống
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!