Khi ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật

Vui khỏe - 05/13/2024

Ngủ liên tục từ 10 tiếng trở lên không phải tốt mà là dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị suy giáp hoặc cơ thể đang tiềm ẩn nhiễm trùng.

Theo Prevention, ngủ kém khiến bạn cáu kỉnh, ủ rũ và không thể tập trung. Nó còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nên cơ thể dễ nhiễm vi-rút, bệnh tim mạch, thậm chí là ung thư.

Nếu không đặt đồng hồ báo thức, bạn có thể ngủ liền 14 tiếng: Dấu hiệu tuyến giáp kém hoặc nhiễm khuẩn.

Hầu hết mọi người cần ngủ từ 7 đến 9 tiếng để cảm thấy tỉnh táo. Nếu ngủ từ 10 tiếng trở lên, bạn có thể đã bị suy giáp. Hãy đi kiểm tra tuyến giáp để điều chỉnh sự trao đổi chất. Ngủ quá nhiều còn là biểu hiện cơ thể đang tiềm ẩn nhiễm trùng.

Bạn mệt mỏi mỗi sáng thức dậy: Dấu hiệu chứng ngưng thở khi ngủ hoặc trầm cảm

Nếu bạn đã ngủ đủ nhưng vẫn thấy mệt mỏi khi tỉnh giấc, nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ, khiến giấc ngủ bị ngắt quãng dù bạn không nhớ chút nào. 'Nhiều người có thể thức dậy hàng trăm lần mỗi đêm nhưng lại nghĩ mình chỉ tỉnh giấc đôi ba lần', nhà nghiên cứu giấc ngủ John Winkelman từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts nói. Nếu cho rằng mình bị rối loạn này, bạn hãy thử nằm ngửa. Nếu tình trạng không được cải thiện, nên tìm gặp bác sĩ. Ngưng thở khi ngủ liên quan đến nhiều bệnh tật không mong muốn, trong đó có bệnh tim.

Một lý do khiến bạn mệt mỏi hàng sáng là trầm cảm. Hãy thử xem xét lại tâm trạng của mình và nói chuyện với nhà trị liệu nếu cảm thấy cần thiết.

Khi ngủ cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật

Ngủ nhiều chưa hẳn đã tốt (ảnh: Internet)

Bạn luôn thức dậy vào 5h sáng bất kể đi ngủ lúc mấy giờ: Rối loạn chu kỳ sinh học

Nếu bạn thường xuyên thức dậy trước khi trời sáng và không thể ngủ tiếp, cơ thể nhiều khả năng đang mắc rối loạn chu kỳ sinh học có tên hội chứng giấc ngủ đến sớm, khiến bạn cảm thấy cần ngủ sớm để dậy sớm và ít tham gia vào các hoạt động xã hội. Sử dụng melatonin và hạn chế ánh sáng nhân tạo khi thức dậy là phương pháp điều trị hiệu quả rối loạn này.

Bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm: Bệnh tiểu đường

Nếu phải thực dậy để đi vệ sinh nhiều hơn 1-2 lần hàng đêm, bạn có thể đã mắc hoặc chuẩn bị mắc bệnh tiểu đường. Tiểu thường xuyên là hệ quả của đường huyết cao, thận phải làm việc nhiều hơn nhằm hấp thụ và lọc đường thừa.

Tất nhiên, đi vệ sinh nhiều lần cũng có thể do bạn uống quá nhiều nước trước khi ngủ. Tốt nhất, nếu hiện tượng này lặp đi lặp lại, bạn nên đi khám.

Bạn lăn lộn, trở mình, tim đập nhanh: Tuyến giáp hoạt động quá mức

Có thể bạn đang nghĩ đến một bộ phim kinh dị hoặc lo lắng về buổi họp ngày hôm sau. Thế nhưng, hiện tượng mất ngủ, tim đập nhanh, dễ bị kích thích kéo dài cho thấy bạn nhiều khả năng bị cường giáp. Quá nhiều hormone tuyến giá được sản sinh khiến quá trình trao đổi chất mất ổn định và sụt cân nhanh chóng. Một nguyên nhân nữa là bệnh Graves, một rối loạn miễn dịch gây bồn chồn, khó ngủ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!