Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Đây là những lời khuyên đặc biệt quan trọng về cách ngủ trưa dành riêng cho bạn. Người nào thì nên ngủ bao lâu, những ai không nên ngủ, những điều nên tránh. Hãy sớm tìm hiểu.

Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Sự khác biệt giữa ngủ trưa và không ngủ trưa

Theo thông tin đăng trên báo y dược Trung Quốc, có một sự khác biệt lớn giữa những người có thói quen ngủ trưa và những người thức xuyên trưa. Điều này thể hiện khá rõ ràng ngay trong buổi chiều sau khi ngủ, đồng thời, trong dài hạn, chất lượng sức khỏe cũng có sự khác biệt.

Nhiều người có thói quen ngủ trưa, họ cảm thấy tràn đầy năng lượng sau một giấc ngủ ngắn, sau đó thì họ làm việc hiệu quả hơn trong tâm trạng thoải mái và tỉnh táo hơn.

Nhiều nghiên cứu cũng đã công bố những lợi ích liên quan đến giấc ngủ trưa và đề xuất những khuyến cáo đặc biệt trong những năm gần đây.

Giấc ngủ trưa được khẳng định là rất tốt cho sức khỏe. Nhưng ở một số nghiên cứu khác thì nói rằng, bạn cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ về thời gian ngủ trưa.

Tốt nhất là nên khống chế thời gian ngủ trưa không để vượt quá 30 phút. Nếu không, càng ngủ, bạn sẽ càng cảm thấy buồn ngủ.

Có cách nào để nhận biết ngủ trưa thế nào là đủ? 30 phút có phù hợp với tất cả mọi người hay không?

Thực tế, rất khó để nói cho bạn hiểu lợi ích và sự khác biệt của một giấc ngủ trưa nếu như bạn không ngủ trưa. Việc chính là bạn phải ngủ và sau đó tự cảm nhận.

Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Sự khác biệt giữa một giấc ngủ trưa và không ngủ trưa là gì?

1. Ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch

Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể làm dịu hệ thống tim mạch và giúp ổn định huyết áp.

2. Bảo vệ đôi mắt

Ngủ thiếp đi có thể làm cho các cơ bắp mắt được thả lỏng và nghỉ ngơi hoàn toàn, từ đó có thể ngăn ngừa mất thị lực một cách hiệu quả. Lúc này, tuyến lệ cũng bắt đầu tiết ra nước mắt, có thể giúp giữ ẩm và bù lại hoặc sửa chữa những mệt mỏi mà bạn đã 'căng mắt' để thực hiện cad công việc vào buổi sáng.

Giấc ngủ trưa còn giúp bạn phòng ngừa chứng khô mắt.

3. Tăng cường trí nhớ

Ngủ trưa cũng có thể giúp bạn cải thiện trí nhớ, bởi vì qua giấc ngủ ngắn này, bạn không chỉ hình thành những ký ức bị phân mảnh thành bộ nhớ với cấu trúc mạng mà còn chuyển đổi thông tin từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn trong khi ngủ.

Do đó, để lưu lại những ký ức cần nhớ, bạn buộc phải ngủ trưa để não có thời gian 'xử lý và sắp xếp lại thông tin' hiệu quả hơn.

4. Làm mới hệ thần kinh, cải thiện tâm trạng và bổ sung năng lượng

Chúng ta chắc chắn sẽ cảm thấy rằng tất cả mọi người đã có cảm giác này sau khi họ có một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Tâm trạng và cảm xúc sẽ được làm mới, thậm chí sẽ có được tinh thần lạc quan hơn.

Ngủ trưa có thể làm giảm căng thẳng cơ thể và giúp cải thiện tâm trạng một cách nhanh chóng.

5. Sửa chữa chức năng miễn dịch của cơ thể

Một giấc ngủ trưa ngắn cũng rất có lợi cho sức khỏe tổng thể, vì có thể kích thích tế bào lympho trong cơ thể hoạt động một cách hiệu quả và tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch.

Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Nên ngủ trưa trong thời gian bao lâu là hợp lý?

Có thể nói, dựa vào đặc điểm của từng cá nhân mà thời gian ngủ trưa cũng có thể sẽ khác nhau giữa người này và người khác.

Nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra rằng, khi nghề nghiệp khác nhau, cường độ làm việc khác nhau và điều kiện thể chất khác nhau thì thời gian ngủ trưa cũng không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ trưa có lợi ích đáng kể sẽ nằm trong khung thời gian từ 6 phút đến 90 phút, ở những điều kiện khác nhau.

Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết từng quãng thời gian ngủ trưa để sắp xếp và lựa chọn khoảng thời gian phù hợp cho riêng mình.

Ngủ trong 6 phút: Bộ nhớ và chức năng não bắt đầu tăng lên

Một nghiên cứu của Đức cho thấy 6 phút ngủ trưa có thể cải thiện trí nhớ. 6 phút đã cho phép bộ não biến bộ nhớ ngắn hạn thành bộ nhớ dài hạn, do đó có thể giải phóng thêm không gian trong não, từ đó có thể bổ sung và dung nạp thêm kiến ​​thức mới.

Ngủ từ 20 đến 30 phút: Đây là mức thời gian ngủ trưa tốt nhất

Các nhà khoa học của Cơ quan Không Gian Hoa kỳ NASA phát hiện ra rằng một giấc ngủ ngắn trong 24 phút có thể cải thiện hiệu suất làm việc lên tới 34% và độ nhạy cảm chung của tâm trí là 54%.

Ngủ từ 40 - 45 phút: Đây là thời gian tốt nhất giúp 'sạc pin' cho não

Nếu bạn không ngủ ngon vào đêm hôm trước và bạn cần đặc biệt chú ý bổ sung giấc ngủ vào ban ngày, thì một giấc ngủ ngắn 40 phút sẽ cho phép bạn đi vào trạng thái ngủ nhẹ và giúp bạn sạc pin cho não.

Ngủ trưa 45 phút mỗi ngày cũng có tác dụng hạ huyết áp và giúp điều hòa hệ thống miễn dịch và tăng cường các chức năng hoạt động khác của cơ thể, từ đó có thể tăng cường thể chất.

Nếu bạn muốn ngủ trong 40 đến 45 phút, tốt nhất nên đặt đồng hồ báo thức. Sau khi chợp mắt hơn 45 phút, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ sâu, rất dễ mệt mỏi và thiếu tỉnh táo sau khi thức dậy do 'quán tính giấc ngủ' đã chuyển từ một giấc ngủ ngắn sang một giấc ngủ dài (giống như ngủ vào ban đêm).

Ngủ trong 90 phút: Sửa chữa cơ thể

Nếu bạn có đủ thời gian, không vướng bận vào công việc buổi chiều, bạn có thể 'xả hơi' bằng cách ngủ liền mạch trong một tiếng rưỡi (90 phút) để có thể khiến bạn ngủ đủ cho một chu kỳ ngủ, ngủ sâu. Cách ngủ này có thể giúp sửa chữa cơ thể.

Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Những kiểu ngủ trưa sai lầm

(1). Ngủ ngay sau khi ăn

Sau khi vừa ăn xong, nhu động của đường tiêu hóa sẽ được thúc đẩy và hoạt động tăng tốc, máu trong cơ thể sẽ tập trung lại trong hệ thống tiêu hóa, điều này sẽ làm giảm việc cung cấp oxy cho não và gây ra cảm giác buồn ngủ.

Tuy nhiên, nếu bạn ngủ ngay sau bữa ăn là một thói quen không có lợi đối với hệ tiêu hóa, rất dễ gây khó tiêu, gây viêm dạ dày, cũng có thể gây trào ngược thức ăn, kích hoạt viêm thực quản trào ngược, cũng có thể gây chóng mặt sau khi thức dậy do không đủ máu cung cấp cho não.

Thậm chí có thể sinh ra triệu chứng đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi sau khi thức dậy, ở một số người còn có hiện tượng yếu tay chân và các triệu chứng khác.

Sau khi ăn, tốt nhất là bạn nên đi bộ nhẹ một lát hoặc đơn giản chỉ là đứng một lúc, sau đó có thể chợp mắt ngủ trưa nhưng hãy nhớ giữ khoảng cách ít nhất 20 phút sau bữa ăn.

(2). Ngủ trưa quá muộn

Đặc biệt vào cuối tuần, nhiều người không ngủ trưa đúng giờ, sau đó cảm thấy rất buồn ngủ vào lúc 4 giờ chiều, vì vậy họ đã thả mình nằm xuống và ngủ luôn tới khi trời tối. Tuy nhiên nếu ngủ trưa muộn như vậy, rất dễ 'làm phiền' đồng hồ sinh học của bạn, làm chúng bị rối loạn.

Ngủ trưa vào khung giờ muộn như vậy sẽ dậy muộn, dẫn đến buổi tối thức khuya, kéo theo ngủ muộn, cả ngày hôm sau sẽ rất mệt mỏi. Quá trình này sẽ làm cho cơ thể bạn không theo kịp sự sắp xếp thời gian lộn xộn của bạn.

Thời gian tốt nhất cho giấc ngủ trưa là cách 6-8 giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng và cách 8 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ làm giảm sự mệt mỏi của công việc và học tập buổi sáng, và sau một giấc ngủ trưa ngắn, nó sẽ không ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

(3). Ngủ nằm úp mặt trên bàn

Đối với nhân viên văn phòng, do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, phổ biến nhất là thói quen nằm úp mặt trên bàn để ngủ trưa. Tuy nhiên, khi ngủ như vậy không chỉ không cảm thấy thoải mái mà còn có thể gây ra tình trạng chảy nước dãi.

Điều này là do khi cơ thể con người ở trạng thái ngủ, các cơ bắp được thư giãn, nhịp tim bị chậm lại, các mạch máu bị giãn, huyết áp hạ thấp và máu chảy vào não tương đối giảm.

Đặc biệt là sau bữa trưa, một số lượng lớn máu và ưu tiên cung cấp cho đường tiêu hóa nên máu đi các bộ phận khác sẽ giảm.

Vào thời điểm này, nếu bạn ngủ theo hình thức nằm úp mặt trên bàn, não sẽ bị thiếu oxy trong một thời gian dài, khiến mọi người cảm thấy khó chịu với cảm giác đầu nặng, mệt mỏi và chân tay nhũn mềm thiếu sức sống.

Ngủ úp mặt trên bàn sẽ làm căng ngực, cản trở nhịp thở và tăng gánh nặng cho tim và phổi.

Sự khác biệt lớn giữa ngủ trưa và không ngủ trưa: Ngủ thế nào là đúng cho từng người?

Tư thế ngủ trưa đúng là gì?

Khi bạn ở nhà, hãy cố gắng ngủ trên giường hoặc trên ghế phòng khách. Nhưng đối với văn phòng, trong giờ nghỉ trưa, phải ngủ ngay trên ghế làm việc thì tốt nhất bạn nên để một chiếc gối ở phía sau đầu ở tư thế nằm ngửa kiểu nửa nằm nửa ngồi để giảm nhẹ áp lực lên vùng tim, phổi và mặt.

Tóm lại, ngủ trưa là một giấc ngủ đặc biệt tốt cho bạn, nhưng nếu ngủ sai cách có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

Hai nhóm người tốt nhất không nên ngủ trưa

(1) Những người bị chứng mất ngủ hoặc ngủ không ngon vào ban đêm

Nếu bạn không thể ngủ ngon vào ban đêm hay mất ngủ, mà lại ngủ trưa quá nhiều thì bạn sẽ không thể ngủ ngon vào buổi tối kế tiếp. Vòng xoay này sẽ khiến bạn rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.

Do vậy, nếu bạn khó ngủ hoặc mất ngủ vào ban đêm, ban ngày nên cố gắng hạn chế ngủ, để khi đêm đến, bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Nếu bạn thực sự muốn ngủ, chỉ nên ngủ từ 15 đến 20 phút là phù hợp nhất.

(2) Người bị huyết áp thấp

Những người bị huyết áp thấp, có nên ngủ trưa hay không, trước hết cần nhìn vào nhiệt độ trong nhà.

Nếu nhiệt độ phòng quá cao, khuyến cáo người bị huyết áp thấp không nên ngủ trưa, vì nhiệt độ sẽ làm tăng nguy cơ gây ra chứng huyết áp thấp.

*Theo Health/TT

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!