Hầu như ai cũng biết rằng một giấc ngủ trưa sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và trở nên khỏe mạnh hơn. Ngoài ra việc ngủ trưa sẽ mang đến cho bạn sự thư giãn, tăng sự tỉnh táo, sáng tạo, trí nhớ, cải thiện tâm trạng và hiệu quả làm việc nữa đấy. Tuy nhiên, một giấc ngủ trưa kéo dài thì lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tật. Những nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa kéo dài có liên quan đến hội chứng chuyển hóa mà cụ thể là nguy cơ tim mạch và đái tháo đường. Hội chứng chuyển hóa này bao gồm những triệu chứng như tăng đường huyết, tăng cholesterol, tăng huyết áp và có mỡ thừa ở bụng.
Ngủ trưa nhiều giờ sẽ dễ mắc những nguy cơ nào?
Tiểu đường tuýp 2
Kết quả được trình bày trong Hội nghị thường niên của tổ chức châu Âu về Đái tháo đường năm 2015, tỷ lệ nguy cơ tiểu đường tuýp 2 tăng 46% nếu giấc ngủ trưa của bạn quá một tiếng và nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi trong ngày, tỷ lệ này sẽ tăng đến 56%.
Hội chứng chuyển hóa
Từ bài trình bày của các nghiên cứu khoa học hàng năm về tim mạch cho thấy, giấc ngủ trưa dài có liên quan đến gia tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa. Giấc ngủ ngắn ít hơn 40 phút không cho thấy bất kỳ nguy cơ về hội chứng chuyển hóa. Tuy nhiên, nguy cơ tăng rất cao nếu như giấc ngủ trưa quá 40 phút. Thực tế, bạn có thể tăng khoảng 50% nguy cơ hội chứng chuyển hóa khi giấc ngủ trưa tới 90 phút.
Bệnh tim
Ngoài những vấn đề trên, những người có giấc ngủ trưa quá một tiếng sẽ tăng 82% nguy cơ bị bệnh tim và nguy cơ tử vong lên đến 72%.
Bạn nên làm thế nào để có một giấc ngủ trưa tốt?
Giấc ngủ là thành phần quan trọng trong lối sống lành mạnh cũng như chế độ ăn và tập thể dục của chúng ta. Mặc dù một số người đã trải nghiệm được lợi ích của các giấc ngủ ngắn, tuy nhiên hiện chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về cơ chế của việc này. Sau đây là những điều cần làm và cần nên tránh để bạn có một giấc ngủ trưa ngắn thật tốt nhé.
- Lên kế hoạch cho giấc ngủ trưa của bạn, cùng một thời điểm mỗi ngày.
- Ngủ sau buổi ăn trưa. Đây là thời điểm thích hợp nhất để nghỉ ngơi. Hơn nữa, nó cũng không ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ vào ban đêm của bạn;
- Ngủ dưới 30 phút để tránh cảm thấy chóng mặt lúc dậy;
- Tắt đèn, ngủ trong tối tốt hơn vì nó sẽ giúp cho việc sản sinh metalonin và hormone gây ngủ;
- Tìm nơi yên tĩnh và thoải mái để ngủ. Không gian cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.
Những điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa của bạn.
- Uống rượu và caffein trước khi có giấc ngủ trưa vì nó sẽ khiến bạn mệt mỏi sau đó;
- Ngủ quá 30 phút;
- Ngủ ở nơi sáng đèn;
- Ngủ ở nơi có nhiêt độ quá nóng hay quá lạnh.
Ngủ trưa rất tốt cho cơ thể, giúp cho cơ thể bạn thư giãn và lấy lại năng lượng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn có thể mắc các căn bệnh như tiểu đường tuýp 2, bệnh tim hay hội chứng chuyển hóa nếu bạn ngủ quá lâu. Vì thế, hãy ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa thôi nhé!
Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Giúp bạn dễ dàng kiểm soát chứng rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn giấc ngủ có thể gây đột quỵ
- Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!