Ở người bình thường, huyết áp dưới 120/80mmHg. Vào năm 1978, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quy định khi nào huyết áp 160/95mmHg được gọi là tăng huyết áp. Nhưng sau một năm (1999), WHO quy định lại là người bị tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ 140/90mmHg trở lên, đồng thời WHO và Hội đồng huyết áp thế giới phân độ tăng huyết áp như sau:
Tăng độ I khi huyết áp từ 140 - 159/90 - 99mmHg; tăng độ II khi huyết áp từ 160 - 179/100 - 109mmHg và tăng huyết áp độ III khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên. Và được quy định huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90mmHg (riêng người bị đái tháo đường thì huyết áp mục tiêu là dưới 130/80mmHg).
Tuy vậy, ở người huyết áp bình thường thì trong một ngày, đêm (24 giờ) lúc ngủ huyết áp đỉnh sẽ thấp hơn lúc làm việc bình thường khoảng 20mmHg, cao hơn đỉnh lúc buổi chiều là 10%.
Huyết áp bình thường cũng có thể thay đổi và biến thiên theo thời gian (huyết áp thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng lúc đang ngủ say và huyết áp cao nhất vào khoảng từ 8 - 10 giờ sáng).
Loại tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh về thận (Ảnh minh họa: Internet)
Cho đến nay, có khoảng từ 93 - 95% số người tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (được gọi là tăng huyết áp nguyên phát) và số người tăng huyết áp biết được nguyên nhân chỉ chiếm khoảng từ 5 - 7% (gọi là tăng huyết áp thứ phát).
Loại tăng huyết áp thứ phát thường gặp ở những bệnh nhân có bệnh về thận (suy thận, viêm thận mãn…), hẹp eo động mạch chủ, bệnh cường giáp trạng hoặc do dùng một số thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp.
Các thống kê cho thấy rằng ở những người bị bệnh đái tháo đường, nghiện thuốc lá, nghiện rượu thì có tỉ lệ bị tăng huyết áp huyết áp cao hơn những người không bị đái tháo đường hoặc không nghiện rượu hoặc không nghiện thuốc lá.
Những người cao tuổi bị tăng mỡ máu (cholesterol, tryglicerit), xơ vữa động mạch thì tỉ lệ bị tăng huyết áp cao hơn. Ngoài ra, tăng huyết áp còn gặp ở những người cao tuổi ít vận động (tuổi cao, sức yếu), béo phì, có thói quen ăn mặn hoặc bị các tác động xấu về tâm lý kéo dài (trong gia đình, bạn bè, xã hội…) hoặc do yếu tố gia đình.
Tuy nhiên, để đánh giá có bị tăng huyết áp hay không phải được đo huyết áp đúng quy định, máy dùng để do huyết áp phải là máy có độ chính xác cao (tốt nhất là máy có cột thủy ngân hoặc máy đo áp lực và có tai nghe) và phải là người biết đo huyết áp.
Khi một người đến khám bệnh đo huyết áp thấy 140/90mmHg thì chưa nên kết luận người đó bị tăng huyết áp mà nên được kiểm tra lại vài ba kỳ trong vòng một tháng, mỗi một kỳ nên tiến hành đo ít nhất 3 lần, trước mỗi một lần đo người bị nghi tăng huyết áp đó phải được nghỉ ngơi khoảng 20 phút và trước đó không uống bia, rượu, cà phê và không hút thuốc lá.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!