Nếu ai đó nói Henry lập một danh sách những tên thủ môn mà anh ngại đối đầu nhất trong sự nghiệp của mình, thì dám cá rằng Valdes chắc chắn phải nằm ở một vị trí cực kỳ “trang trọng”. Còn nhớ vào trận chung kết Champions League năm 2006, khi Arsenal đụng độ với Barcelona trên sân Stade de France. Gã khổng lồ xứ Catalan ngày ấy lên ngôi nhờ vào hai người hùng mà có lẽ các cule sẽ không bao giờ ngờ tới, người đầu tiên là Henrik Larsson và người thứ hai chính là Victor Valdes. Nếu lão tướng người Thụy Điển đóng góp vào chức vô địch nhờ vào hai pha kiến tạo không tưởng thì chính thủ môn “chính gốc” này cứu không biết bao nhiêu là bàn thua cho nhà vô địch. “Henry đi bóng, anh vượt qua Puyol, Rafael Marquez đã ngã rồi nhưng không Valdes đã có mặt thật kịp thời”-“Henry nhận bóng từ đường chọc khe rất trống trải, anh đối mặt với Valdes, nhưng không anh lại tiếp tục thất bại”-“Henry sút xa, nhưng Valdes lại thêm một lần nữa khuất phục chân sút người Pháp”. Đó là ba pha bóng điển hình nhất trong vô vàn những pha cản phá mà Valdes đã tạo ra nhằm chặng đứng những cơ hội từ chân sút số 14. Nên nhớ rằng tại thời điểm đó, Henry đã có một mùa giải chói sáng, anh solo qua cả rừng sao Galacticos trước khi hạ gục Iker Casillas, và ngay cả một Gianluigi Buffon già dơ cũng là bại tướng của Titi. Nhưng cuối cùng “Đứa con thần gió” vẫn phải khuất phục trước Victor Valdes. Nhưng cũng như Larsson, mọi công sức của Valdes có lẽ sẽ ít ai nhớ tới bởi cái bóng quá lớn của bộ ba nguyên tử Ronaldinho, Eto’t, Giuly- ba người mà ngày hôm ấy đã bị Hleb-Gilberto Silva và Sol Campbell làm cho hoàn toàn “tắt điện”. Arsenal đã mất người từ rất sớm nhưng chính cái tinh thần mười người vì một người ấy mà họ chơi một thứ bóng đá quả cảm đến đáng sợ. Hẳn ai theo dõi trận đấu ngày hôm ấy cũng đồng ý rằng, nếu không có Larsson và Valdes thì sợ rằng Barcelona đã không giành được chiếc cúp bạc. Và nếu không có chiếc cúp bạc thì liệu có Dream Team 2.0 của Pep? Nếu không có Dream Team 2.0 của Pep, thì liệu có Barcelona của ngày hôm nay hay không? “Hài hước”, “ăn bám”, “ngáo ngơ” đó là những từ mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mỗi khi tham gia vào đề tài nào có nhắc đến cái tên Victor Valdes. Đó có thể là môt tình huống “thường thấy” như sơ ý chuyền bóng vào chân đối phương, hay bị mất bóng vì muốn… “múa” qua một cầu thủ Real Madrid nào đó và có thể kinh điển như cả pha bắt bóng mang phong cách “matrix” trong một trận đấu với PSG trong vòng tứ kết Champions League mùa giải 2012-2013. Thật ra hình ảnh của một Valdes có phần “ngáo ngơ” ấy chỉ xuất hiện khi anh buộc phải thay đổi phong cách chơi bóng vào cái ngày Pep Guardiola tiếp quản đội một của Barcelona. Trước đây, ở Valdes có cách chơi tựa như Buffon, nghĩa là an toàn, ít mạo hiểm và dựa vào đôi tay nhanh như điện của mình để chiến thắng trong những tình huống một đối một. Thậm chí anh còn ôm vòng cấm khá kĩ. Nhưng ngày Pep lên dẫn dắt, ông buộc những đường bóng xuất phát từ dưới lên và từ đó Valdes cũng cần phải thay đổi mình. Có Tiki-taka thì anh cũng nhận giải thưởng Zamora, mà trước khi có Tiki-taka thì anh vẫn đã từng nhận Zamora đấy thôi. Thành quả đó là từ đôi tay của một huyền thoại kết hợp cùng với lối chơi của một tập thể vĩ đại. Có phải vậy không Valdes? Chúc mừng sinh nhật lần thứ 39, Victor Valdes. #thethao #bongda

4 0

Thảo luận