LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT?
LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT?
Mẹ hãy cùng BS Ngân tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sốt tại nhà nhé, hãy comment nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách chăm sóc, cách đo nhiệt độ hay liều lượng thuốc nhé.
Trẻ sốt khi nhiệt độ ở nách trên 37.5oC. Để nhận biết trẻ sốt có thể sờ vùng nách hoặc bụng trẻ. Tuy nhiên, muốn biết chính xác trẻ sốt hay không phải đo nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế. Có 3 loại nhiệt kế thông thường: thủy ngân, kỹ thuật số hay điện tử, màn hình tinh thể lỏng hoặc nhiệt kế trán. Ơ trẻ em có thể lấy nhiệt độ ở tai, nách, hoặc hậu môn. Sốt là phản ứng có lợi chống lại sự phát triển của vi khuẩn, tuy nhiên sốt cao có thể gây co giật.
👉 1. Nguyên nhân:
Sốt là triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn hay nhiễm siêu vi. Có thể sốt nhẹ như viêm hô hấp trên đến nặng như viêm phổi, viêm màng não, viêm não.
👉 2. Chăm sóc trẻ sốt
- Cởi bỏ bớt chăn mền, quần áo, chỉ cho trẻ mặc một lớp quần áo mỏng bằng cotton để cơ thể tỏa nhiệt làm giảm sốt
- Cho trẻ uống nhiều nước, ăn uống bình thường vì sốt làm trẻ mất nước
- Cho thuốc hạ sốt ở trẻ có nhiệt độ > 38oC. thuốc được chọn là paracetamol vì đây là thuốc hiệu quả nhanh, thường có tác dụng 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Cần cho trẻ uống đúng liều 10 – 15 mg/kg/lần, ngày uống 4 lần nếu trẻ còn sốt.
- Lau mát bằng nước ấm (nuớc thường pha âm ấm để tắm em bé) khi trẻ sốt cao trên 40oC gây khó chịu trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ sốt hoặc trẻ đang co giật. Lau mát hạ sốt thường áp dụng cho trẻ từ 6 tháng – 5 tuổi, không áp dụng cho trẻ sơ sinh vì dễ gây mất nhiệt, hạ thân nhiệt. Nước ấm giúp mạch máu dưới da dãn nỡ tốt giúp thải nhiệt. Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được. Thường dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Kiểm tra nhiệt độ trẻ mỗi 15 – 30 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38oC
👉 3. Xử trí khi trẻ sốt cao co giật
- Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi
- Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen (Efferalgan,…)
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm
- Đưa trẻ tới cơ sở y tế để có hướng điều trị tiếp
👉 4. Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện ?
- Trẻ sốt quá 2 ngày
- Trẻ < 2 tháng bị sốt
- Sốt kèm một trong các dấu hiệu sau: li bì khó đánh thức, nôn ói, không ăn uống được, co giật, thở nhanh rút lõm ngực
👉 5. Phòng ngừa sốt cao co giật tái phát
Khoảng 1/3 trẻ sốt cao co giật thường bị tái phát co giật khi sốt, vì thế các bà mẹ có trẻ tiền căn sốt cao co giật, phải tích cực hạ nhiệt và biết cách chăm sóc trẻ khi co giật. Riêng các trẻ tái phát co giật nhiều lần, cần đưa trẻ khám chuyên khoa thần kinh để được điều trị phòng ngừa
👉 6. Những điều không nên làm
- Quấn kín trẻ
- Kiêng ăn uống
- Nặn chanh, đổ sả, đổ thuốc vào miệng trẻ khi trẻ đang co giật vì gây sặc, tắc đường thở đưa đến tử vong.
- Cạo gió, cắt lễ
0 0
Thảo luận