Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em?

Những bệnh về mắt thường gặp ở trẻ em? Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất thường mắc các bệnh về mắt do trẻ vẫn chưa có ý thức bảo vệ đôi mắt khỏi các tác nhân của môi trường xung quanh. Do vậy, bố mẹ nên tìm hiểu những thông tin các bệnh về mắt ở trẻ để giúp các bé phòng và chữa trị bệnh tốt nhất. **1/ Bệnh đau mắt hột** Đây là một trong những chứng đau mắt phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhiều mẹ rất chủ quan khi trẻ mắc bệnh này và tự ý mua thuốc nhỏ mắt về nhỏ cho bé. Bệnh đau mắt hột nếu không được điều trị cẩn thận có thể dẫn đến việc suy giảm thị lực, thậm chí là mù mắt. Các bé mới bị nhiễm đau mắt hột thường là cấp tính, bé sẽ có cảm giác ngứa và khô rát mắt, tuyến hạch dưới tai bé cũng sưng to. Nhiều người nhầm lẫn bệnh đau mắt hột với bệnh viêm kết mạc. Trẻ bị đau mắt hột sẽ thấy những hạt nhỏ li ti ở mắt, có khi mạch máu của giác mạc còn bị che lấp đi. Thông thường, đau mắt hột do mắt điều tiết gây ra, thông qua con đường từ tay đến mắt, từ mắt đến vật bẩn lây lan sang. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm bờ mi, xệ mí, đục giác mạc… ![Image title](http://bibabo.vn/uploads/bo/vi/qs/0/0u/0unbc56af184b32d1b-1024x1024-resize.jpg) **2/ Đau mắt đỏ** Thời tiết mưa nắng thất thường rất dễ tạo điều kiện cho bệnh đau mắt đỏ phát triển, nhất là ở trẻ em khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu. Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp, là bệnh phổ biến. Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ là do vi khuẩn và virus viêm kết mạc. Bệnh rất dễ lây lan trong môi trường do tiếp xúc, nói chuyện,… Những ngày nắng nóng, ở các bể bơi, không khí bẩn cũng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi khuẩn, vius gây viêm kết mạc. Tuy nhiên, bệnh lại không dễ lây nhiễm nếu như chất tiết của mắt người bệnh và người lành không có sự tiếp xúc trực tiếp. Khi bị bệnh, trẻ sẽ có những biểu hiện sưng nề, gỉ/ghèn mắt ra nhiều và sưng rất nhanh, mắt đỏ, có thể thấy xuất huyết dưới kết mạc, kèm theo sợ ánh sáng, chảy nước mắt ở các mức độ khác nhau. Do vậy bé hay quấy khóc. Mặc dù đây cũng là một bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị đúng vẫn có tỷ lệ biến chứng khoảng 20%, chủ yếu là viêm giác mạc. Một số trường hợp có thể để lại sẹo giác mạc, gây suy giảm thị lực cho trẻ. **3/ Đau mắt trắng** Hay còn gọi là chứng đồng tử trắng do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm ký sinh trùng của loài chó, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non. Bệnh này sẽ không có những dầu hiệu đặc biệt nên mẹ nên đưa bé đi khám mắt thường xuyên. Nếu không được chữa trị bệnh sẽ biến chuyển nặng và gây ra chứng đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, giãn mạch võng mạc,… **4/ Mọc lẹo ở mắt** Là triệu chứng mí mắt bé bị viêm mủ do các tác nhân vi khuẩn, bụi bẩn bên ngoài môi trường,… Ban đầu, mí mắt bị sưng, đỏ và đau. Sau đó, mí mắt nổi lên một nốt bé hơn hạt gạo, nếu ấn tay vào sẽ thấy rất đau. Nếu nốt bị vỡ sẽ làm mủ trào ra ngoài. Mọc lẹo ở mắt tuy không nguy hiểm nhưng nếu nốt mủ lan ra nhiều sẽ khiến mắt luôn bị đau, khó chịu, gây mất thẩm mỹ nơi vùng mắt cho bé. **5/ Bệnh nháy mắt** Đây là một căn bệnh do dị tật bẩm sinh ở trẻ. Thông thường, mỗi người nháy mắt khoảng 15 – 20 lần/phút. Còn những trẻ bị nháy mắt thì nháy mắt hơn 20 lần/phút do rối loạn vận động cơ khu trú, ảnh hưởng đến cơ ở mí mắt, làm xuất hiện những cơn co không tự ý ở mí mắt. Nếu đây là một thói quen của trẻ thì sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nháy mắt quá nhiều có thể do rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt. Vì vậy, khi trẻ có hiện tượng này, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám. **6/ Bệnh lé (lác) mắt** Do hiện tượng mất cân bằng giữa hai mắt, hai mắt của bé hoạt động nhịp nhàng thông qua sự chi phối của các dây thần kinh cùng các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Do một số nguyên nhân sự phối hợp này gặp trục chặc. Lúc này mắt bé không cùng nhìn về một hướng, bởi vậy xuất hiện dấu hiệu bị lác. Trẻ vừa mới sinh sẽ có những dấu hiệu giống như bị lác do việc phối hợp giữa hai mắt còn kém nên bé thường nhìn lệch, nhìn nghiêng, đôi khi quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Mắt bé sẽ không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi. Đa phần, khi lớn lên, mắt bé sẽ trở lại bình thường. Trường hợp bé bị lác kéo dài, các mẹ nên đưa bé đi khám sớm. **7/ Chảy nước mắt sống** Trẻ bị chảy nước mắt sống do các nguyên nhân: hệ thống lệ đạo bị tắc, dính tắc đường lệ quan, không có điểm lệ, viêm túi lệ do nhiễm trùng ối, gây đứt lệ quan do trẻ chơi đùa bị té ngã, bị mảnh kim loại văng vào kết mạc, giác mạc, hay bị chó mèo cào,… Triệu chứng là bé bị chảy nước mắt thường xuyên, có ghèn. Khi quá trình tắc đường lệ quan kéo dài, nước mắt bị ứ đọng tại túi lệ, gây ra nhiễm trùng tại đường lệ, làm cho túi lệ bị viêm, xuất hiện nhầy mủ, nhất là khi ấn vào vùng góc trong mắt. Vì vậy, khi trẻ bị chảy nước mắt, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân chảy nước mắt, có thể loại trừ các bệnh nguy hiểm ở mắt như: viêm trong mắt, glocom bẩm sinh. **8/ Viêm mí mắt** Viêm mí mắt còn gọi là chứng kết hạt xung quanh mí mắt, gây viêm sưng quanh vùng mi mắt, ở ngay tại chân lông mi trên và dưới. Bệnh gây cho các bé cảm giác khó chịu trong các sinh hoạt hằng ngày. Không chỉ vậy, bệnh còn có thể dẫn đến các chứng viêm mắt khác như lẹo, chắp, mụn hoặc viêm kết mạc. Khi đó, mi mắt của bé sẽ có triệu chứng đỏ, các hạt nhỏ li ti nổi lên, đồng thời bị tấy, rát. Nếu bị nhiễm trùng, lông mi bé sẽ rơi rụng từ từ, mí mắt có thể bị nóng rát, ngứa ngáy, hoặc bé có thể chảy rất nhiều nước mắt. **9/ Viêm giác mạc** Đây là một bệnh thường gặp ở trẻ. Nếu bị nặng có thể dẫn đến loét giác mạc, hình thành những vết sẹo trắng trên giác mạc từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác của bé. Viêm giác mạc có thể do rách, xước giác mạc, dị vật tác động, hạt thóc, bỏng hoá chất, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu gây ra,… Nếu không chữa trị đúng cách, bé sẽ bị viêm loét giác mạc và những biến chứng khác. **10/ Viêm kết mạc mắt** Bệnh viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm của kết mạc – lớp màng trong suốt bao bọc quanh củng mạc và phía bên trong mí mắt, lớp màng này tiết ra chất nhờn giúp bôi trơn bề mặt của mắt. Nếu để kết mạc bị viêm, mắt sẽ bị đỏ, chảy nước mắt và bị ngứa. Viêm kết mạc thường phổ biến ở những trẻ hơn 3 tháng tuổi, vì trẻ thường dụi tay vào mắt và miệng nhiều, do đó dễ dàng làm cho nó lây lan. Đến lứa tuổi mẫu giáo, vi khuẩn có thể lây lan từ mũi, cổ họng và dịch tiết từ mắt, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào mắt khi tiếp xúc với khăn mặt và khăn tay đã bị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ mới sinh bị chảy ghèn, sưng mắt, đỏ mắt thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. **11/ Khô mắt** Đây là bệnh do trẻ bị thiếu hụt vitamin A và các chất dinh dưỡng. Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng, trẻ bị mắc tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ rất dễ thiếu vitamin A và bệnh khô mắt. Bệnh khô mắt có những triệu chứng như có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt nhãn cầu, khô giác mạc khiến cho trẻ chói mắt sợ ánh nắng nên các bé thường nhắm và nheo mắt, cảm giác đục và mờ nhìn như làn sương phủ, xuất hiện ở nửa dưới giác mạc. Nếu bệnh không được điều trị sẽ dẫn đến mù lòa.

0 0

Thảo luận