Viêm lợi không những gây đau đớn mà còn khiến hơi thở có mùi, tuy nhiên bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các nguyên liệu tự nhiên.Cách chữaviêm lợi tại nhà không tốn kém nhưng lạikháhiệu quả nếu bạn bắt đầu điều trị sớm.
Một số trường hợp viêm lợi có thể tự khỏi nếu bạn có thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải, nạo lưỡi và chỉ nha khoa. Nhưng trong một số trường hợp, bạn cần can thiệp bằng nước súc miệng.
Bạn có thể tham khảo 10 cách trị viêm lợi tại nhà bằng các loại nước súc miệng tự nhiên sau đây nhé!
1. Súc miệng bằng nước muối
Kết quả của một nghiên cứu năm 2016 cho thấy súc miệng bằng nước muối mang lại nhiều lợi ích và có thể giúp chữa lành viêm lợi. Muối là một chất khử trùng tự nhiên giúp lợi tự lành.
Nước muối có thể giúp làm dịu chỗ viêm, giảm đau, giảm tình trạng nhiễm khuẩn, loại bỏ thức ăn thừa, cải thiện mùi hơi thở.
Cáchthực hiện
- Bỏ 2,5 – 3,75g muối vào một cốc nước ấm và khuấy đều.
- Súc miệng bằng dung dịch nước muối này trong vòng khoảng 30 giây.
- Nhổ nước súc miệng ra ngoài.
Bạn có thể súc miệng với nước muối theo cách như trên 2–3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Sử dụng nước muối quá thường xuyên hoặc ngậm nước muối quá lâu có thể làm men răng bị mòn do dung dịch muối có tính axit.
2. Súc miệng bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa axit lauric có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu năm 2015 phát hiện ra rằng việc sử dụng dầu dừa để súc miệng giúp làm giảm đáng kể mảng bám và và dấu hiệu viêm lợi.
Súc miệng bằng dầu dừa cũng có thể giúp làm trắng răng, làm hơi thở thơm mát hơn, giảm đau đầu, căng thẳng và làm sạch xoang.
Bạn nên chọn dầu dừa phân đoạn để súc miệng vì loại dầu dừa này ít dính, ít bám hơn dầu dừa thông thường.
Cách thực hiện
- Cho khoảng 5 – 10ml dầu dừa phân đoạn vào miệng.
- Súc dầu trong miệng 20 – 30 phút. Cẩn thận đừng để dầu dừa chạm vào cổ họng.
- Nhổ nước súc miệng ra.
- Súc miệng lại bằng nước.
- Nhổ nước ra.
- Uống 1 ly nước đầy.
- Chải lại răng.
Lưu ý: Trên thực tế dầu dừa là an toàn nhưng bạn nên cẩn thận không nên nuốt dầu dừa vì sau khi súc miệng, dầu dừa có chứa độc tố và vi khuẩn trong miệng.
3. Súc miệng bằng tinh dầu sả
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy tinh dầu sả đánh bay mảng bám và chữa viêm lợi hiệu quả hơn cả nước súc miệng chứa chlorhexidine.
Cáchthực hiện
- Pha loãng 2–3 giọt tinh dầu sả trong khoảng 225ml nước.
- Súc miệng bằng dung dịch trên trong vòng khoảng 30 giây.
- Sau đó nhổ dung dịch nước súc miệng ra.
Bạn có thể súc miệng theo cách trên 2–3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Nhìn chung thì dầu sả là an toàn nhưng cũng rất mạnh. Vì vậy bạn nên pha loãng tinh dầu sả để đảm bảo an toàn và không gây thêm kích ứng cho lợi.
4. Súc miệng bằng lô hội
Nghiên cứu năm 2016 cho thấy lô hội có hiệu quả tương đương với nước có chất chlorhexidine trong việc giảm mảng bám và viêm lợi.
Bạn không cần pha loãng nước lô hội như các loại nước súc miệng khác mà chỉ cần dùng nước lô hội nguyên chất 100%.
Cáchthực hiện
- Ngậm nước lô hội trong miệng trong vòng 30 giây.
- Nhổ dung dịch súc miệng ra.
Lặp lại 2–3 lần mỗi ngày.
Lưu ý: Bạn nên mua lô hội ở nơi bán có uy tín và làm theo những hướng dẫn ghi trên nhãn khi sử dụng. Những người bị dị ứng với lô hội không nên dùng loại nước súc miệng này.
5. Súc miệng bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá Melaleuca Alterfolia ở Úc. Theo một nghiên cứu năm 2014, nước súc miệng từ tinh dầu tràm trà có thể giúp giảm chảy máu lợi đáng kể.
Cách thực hiện
- Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào khoảng 225ml nước ấm.
- Súc miệng với dung dịch trên trong khoảng 30 giây.
- Nhổ nước súc miệng ra.
Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày hay thêm 1 giọt tinh dầu tràm trà vào kem đánh răng khi đánh răng.
Lưu ý: Nếu bạn dùng tràm trà lần đầu tiên, bạn nên pha tinh dầu thật loãng. Tinh dầu tràm trà đặc có thể phản ứng dị ứng, phát ban hay nóng nhẹ. Tinh dầu tràm trà cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm bổ sung và thảo mộc.
6. Súc miệng bằng gel nghệ
Kết quả nghiên cứu năm 2015 cho thấy gel nghệ có thể ngăn chặn sự hình thành mảng bám ở răng và viêm lợi một cách hiệu quả nhờ vào tính kháng viêm.
Nghệ cũng có tính kháng khuẩn, kháng nấm nên có thể giúp chữa lành chảy máu và đỏ lợi.
Cách thực hiện
- Đánh răng sạch sẽ.
- Súc miệng thật kỹ.
- Bôi gel nghệ vào lợi.
- Đợi khoảng 10 phút.
- Súc miệng với nước để loại bỏ gel còn sót.
- Nhổ nước vừa súc miệng ra.
Bạn có thể lặp lại cách này 2 lần mỗi ngày.
7. Súc miệng bằng nước xô thơm
Các nghiên cứu năm 2015 cho thấy nước súc miệng xô thơm có thể giúp giảm đáng kể lượng vi khuẩn gây mảng bám răng.
Xô thơm còn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm có thể giúp chữa lành sưng lợi và điều trị nhiễm trùng.
Hơn nữa, bạn có thể ngậm nước súc miệng xô thơm trong 60 giây mà không bị kích ứng.
Cáchthực hiện
- Đun sôi khoảng 225 – 450ml nước.
- Thêm khoảng 28g xô thơm tươi hoặc 14g xô thơm khô vào nước.
- Đun nhỏ lửa 5 – 10 phút.
- Để dung dịch nguội dần.
Bạn có thể dùng dung dịch đun từ xô thơm để súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày.
8. Súc miệng bằng lá đinh hương
Một số nghiên cứu đã chỉ ra đinh hương có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và giảm viêm. Đinh hương có đặc tính kháng virus và chống oxy hóa và cũng có thể giúp giảm đau.
Cách thực hiện
- Băm nhỏ khoảng 5g lá đinh hương.
- Làm ướt một miếng bông gòn và dậm vào chỗ đựng đinh hương đã băm nhỏ để đinh hương dính vào miếng bông càng nhiều càng tốt.
- Nhẹ nhàng chà miếng bông có thấm đinh hương vào lợi.
- Đợi trong khoảng một phút.
- Súc miệng để loại bỏ phần đinh hương dính trong miệng.
- Nhổ nước súc miệng ra.
Lưu ý: Bạn không nên sử dụng quá nhiều đinh hương hoặc dùng đinh hương trong một thời gian dài. Những người bị dị ứng với nghệ không nên sử dụng cách chữa viêm lợi này.
9. Súc miệng bằng dầu Arimedadi
Dầu Arimedadi có khả năng ức chế sự phát triển của mảng bám và cải thiện các triệu chứng viêm lợi. Không những thế, loại dầu này cũng có khả năng giúp răng lợi chắc khỏe, giảm sưng và đau, chữa lành vết loét ở miệng.
Cách thực hiện
- Ngậm 5–10ml dầu Arimedadi vào miệng.
- Súc miệng trong 20 – 30 phút. Lưu ý cẩn thận đừng để dầu chạm vào cổ họng.
- Nhổ dầu đã ngậm ra.
- Súc miệng bằng nước.
- Nhổ nước súc miệng ra.
- Uống một ly nước đầy
- Chải lại răng.
Lưu ý: Nếu bị viêm xoang, bạn không nên sử dụng dầu Arimedadi.
10. Súc miệng bằng nước lá ổi
Từ lâu nhiều người đã dùng lá ổi để chữa hôi miệng. Một vài nghiên cứu đã phát hiện nước súc miệng lá ổi có tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật giúp kiểm soát hình thành mảng bám.
Nước súc miệng lá ổi cũng giúp giảm viêm lợi, giảm đau và làm hơi thở thơm mát hơn.
Cách làm:
- Giã 5–10 lá ổi mềm.
- Cho lá ổi vừa giã vào khoảng 225ml nước sôi.
- Đợi 15 phút.
- Khi dung dịch đã nguội, bạn hãy thêm một chút muối.
- Súc miệng bằng nước lá ổi trong 30 giây.
- Nhổ nước súc miệng ra.
Bạn có thể lặp lại cách này 2–3 lần mỗi ngày.
LƯU Ý KHI ÁP DỤNG CÁCH CHỮA VIÊM LỢI TẠI NHÀ
1. Tăng tần suất và thời gian chải răng cũng như dùng chỉ nha khoa: Làm sạch những mảng bám trước khi chúng trở thành cao răng là rất cần thiết.
2. Lựa chọn, bảo quản và sử dụng các nguyên liệu súc miệng cẩn thận: Bạn hãy chọn chỗ uy tín để mua các nguyên liệu dùng cho điều trị viêm lợi tại nhà và giữ nguyên liệu ở trong tủ lạnh, đặc biệt là khi thời tiết nóng. Bạn cũng nên cẩn thận không nuốt nước súc miệng ngay cả khi các thành phần đều từ tự nhiên.
3. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe:Phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc đang bị bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia y tế trước khi áp dụng.
4. Đi khám ngay khi có các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu bạn vẫn có các triệu chứng nghiêm trọng như rất đau đớn hoặc chảy máu, viêm lợi kéo dài sau khi đã thử các cách chữa viêm lợi tại nhà, bạn nên đi khám để tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
5. Chăm sóc răng miệng đúng cách trước khi chữa viêm lợi: Trước khi chữa viêm lợi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Nếu bạn không chăm sóc răng và lợi đúng cách, các cách chữa viêm lợi tại nhà sẽ không thể phát huy tác dụng. Hơn nữa, duy trì vệ sinh răng miệng còn giúp bạn phòng các bệnh nha khoa khác.
Như vậy, những cách súc miệng trên tuy đều là những nguyên liệu tự nhiên nhưng bạn vẫn nên lựa chọn nguyên liệu cẩn thận và không được nuốt nước súc miệng. Nếu bạn đã vệ sinh răng miệng đúng cách và súc miệng đầy đủ nhưng chứng viêm lợi vẫn không giảm thì hãy đi khám nha sĩ ngay nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Mách bạn cách chăm sóc răng miệng bằng dầu dừa
- Vệ sinh răng miệng có ảnh hưởng đến khả năng sinh con của bạn?
- Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!