Những vệt trắng loang lổ và đốm đỏ xuất hiện trên lưỡi của con khiến bạn vô cùng lo lắng? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, một căn bệnh tưởng chừng như đáng sợ nhưng lại là một bệnh lành tính và hoàn toàn có thể điều trị được.
Bệnh viêm lưỡi bản đồ (geographic tongue) là tên gọi chỉ tình trạng trên bề mặt của lưỡi và hai bên lưỡi xuất hiện hình thái giống như bản đồ. Bệnh cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác của miệng. Về cơ bản thì đây là bệnh lành tính, không có liên quan đến nhiễm trùng hay ung thư. Bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh viêm lưỡi di chuyển lành tính và ban đỏ di chuyển.
Tuy nhiên, khi bệnh trở nên nghiêm trọng thì có thể dẫn đến nhiễm trùng, nứt lưỡi và cảm giác đau đớn, khó chịu. Bệnh ảnh hưởng tới khoảng 1–3% dân số và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, bệnh cũng phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Bệnh viêm lưỡi bản đồ là một căn bệnh ảnh hưởng đến niêm mạc lưỡi.
Thông thường, người bệnh không cảm thấy quá khó chịu. Bệnh trải qua giai đoạn nhẹ đến nặng, có thể tự khỏi và không để lại di chứng, thời gian lành bệnh có thể từ vài ngày thậm chí vài tuần và bệnh có thể tái phát. Tuy nhiên, do tình trạng viêm làm tổn thương lưỡi nên bé có thể bị nhiễm trùng. Nếu bị nhiễm trùng, lưỡi của bé có thể bị nứt và gây cảm giác khá đau đớn. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em nên bạn cần tìm hiểu để giữ gìn sức khỏe cho con.
Triệu chứng bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Đa số trường hợp, cả trẻ em lẫn bố mẹ bé đều không chú ý đến sự khởi phát của bệnh hoặc diễn biến của nó cho đến một thời điểm nhất định. Đa số trường hợp khi đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa hoặc khám răng miệng thì mới phát hiện bé bị bệnh viêm lưỡi bản đồ.
Đôi khi những trẻ lớn hơn có thể tự phát hiện ra các bệnh về lưỡi ví dụ như trong lúc vệ sinh răng miệng hàng ngày hoặc kiểm tra lưỡi cẩn thận trước gương.
Triệu chứng chính của viêm lưỡi bản đồ
• Xuất hiện các mảng màu xám trắng trên lưỡi.
• Sưng và sau đó ảnh hưởng tới các vùng biểu mô.
• Xuất hiện của các đốm màu đỏ hoặc hồng đa dạng về kích thước và hình dạng.
• Ở những vùng xảy ra hiện tượng bong tróc, có những nhú giống như nấm. Chúng xuất hiện như những đốm đỏ. Hiếm khi xuất hiện chỉ ở một dạng duy nhất mà thường ở các phần khác nhau của lưỡi.
Những triệu chứng khác có thể xảy ra
• Khó chịu khi nói
• Sự thay đổi độ nhạy
• Thay đổi cảm nhận vị giác
• Tăng độ nhạy cảm của lưỡi
• Suy giảm sức khỏe nói chung
• Khó khăn nhai và nuốt thức ăn
• Tăng các hạch bạch huyết liền kề
• Cảm giác nóng rát, ngứa, tê, đau đầu
• Tăng kích thước do nhiều ổ viêm và bong vảy
Trẻ em thường rất quan tâm đến hình ảnh của lưỡi. Điều này dẫn đến căng thẳng và có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng hơn đáng kể. Gần một nửa các trường hợp, bệnh dẫn đến tình trạng như nứt lưỡi, hình dạng tổng thể của lưỡi thay đổi, có những nếp nhăn trên bề mặt do nhiều ổ viêm bị bong vảy.
Nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em
Danh sách những nguyên nhân và yếu tố gây nên viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ. Nhiều chuyên gia cho biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em có liên quan đến một số nhóm bệnh phổ biến của cơ thể và những yếu tố khác:
1. Cung cấp không đầy đủ chất:Việc cung cấp không đủ chất dinh dưỡng cho các mô tế bào gây nên viêm lưỡi di chuyển lành tính.
2. Bệnh tích nước ngoài mô: Một số trẻ em có xu hướng mắc các bệnh viêm da và niêm mạc. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều bệnh ở trẻ, trong đó có viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em.
3. Bệnh do thiếu hoặc rối loạn quá trình trao đổi chất các vitamin nhóm B
• B1 – thiếu vitamin B1:gây rối loạn trong hoạt động bình thường của các hệ thống chính của cơ thể: tiêu hóa, thần kinh và tim mạch.
• B2 – thiếu vitamin B2: gây ra những thay đổi và tổn thương niêm mạc, lưỡi, môi và miệng với đặc tính viêm như chảy máu, viêm lưỡi, nứt, rát.
• B6 – thiếu vitamin B6: là nguyên nhân gây ra một loạt các tổn thương da như các vết thương, vết nứt và trầy xước không lành trong một thời gian dài.
• B12 – thiếu vitamin B12: gây ra tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ tức rối loạn quá trình hình thành hồng cầu trong tủy xương, do kích thước của hồng cầu quá khổng lồ, chúng không thể đi vào mạch máu để cung cấp oxy.
4. Các bệnh ảnh hưởng đến đường tiêu hóa bao gồm:
• Các dạng viêm gan
• Hội chứng kém hấp thu
• Bệnh dạ dày và tá tràng.
• Bệnh viêm loét dạ dày hoặc tá tràng.
5. Các bệnh ảnh hưởng đến tuyến tụy
• Bệnh tiểu đường
• Khối u tăng trưởng
• Viêm tụy dạng mãn tính, cấp tính và tái phát
6. Một số bệnh có liên quan đến nội tiết:Ví dụ như bệnh tuyến giáp, tuyến tụy và tuyến thượng thận.
7. Bệnh tự miễn: Nguyên nhân là vì hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh và tấn công chính cơ thể mình như bệnh lupus ban đỏ là một bệnh hệ thống, trong đó xuất hiện những tổn thương mô liên kết và các mô máu. Ngoài ra, có bệnh viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các khớp nhỏ của các mô.
8. Nhiễm các loại virus
• SARS với các biến chứng.
• Một số bệnh của khoang miệng, ví dụ như bệnh lưỡi bẩm sinh.
• Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng: sự thay đổi thành phần của máu, hạch bạch huyết và gan.
9. Các nguyên nhân khác
• Yếu tố di truyền.
• Phản ứng quá mạnh trong cơ thể trẻ với các vắc xin.
• Việc dùng liều cao, cũng như việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát để điều trị các bệnh khác.
• Sự xuất hiện của viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em do nhiễm giun là khá phổ biến, do đó bệnh thường kéo dài.
• Tổn thương cơ học của bề mặt màng nhầy của lưỡi cũng gây ra viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em.
• Những thay đổi ở răng sữa của trẻ: xảy ra đối với một số nhóm tuổi nhất định của trẻ em, đặc biệt là từ sáu tháng đến 4 tuổi. Nếu đây là nguyên nhân gây viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, bệnh sẽ tự biến mất sau khi bé mọc xong răng sữa. Nếu bệnh không khỏi sau khi bé mọc răng có nghĩa là bệnh do nguyên nhân khác gây ra.
Cách điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ
Có nhiều lựa chọn điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ tùy thuộc vào mỗi người và mỗi trường hợp cụ thể. Cách điều trị cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là do các căn bệnh khác gây ra thì cần phải can thiệp và xử lý căn bệnh đó trước để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, nhờ đó chữa khỏi bệnh.
Dưới đây là một số biện pháp khắc phục và điều trị triệu chứng của viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, áp dụng cho mọi dạng viêm lưỡi bản đồ do bất kì nguyên nhân nào.
• Khám khoang miệng: nhận biết và điều trị răng sâu, loại bỏ các mảng cao răng, thực hiện vệ sinh toàn diện khoang miệng bằng các biện pháp chuyên dụng cũng như thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên.
• Dùng thuốc và vệ sinh bằng dung dịch kiềm: Để duy trì sự cân bằng nội bộ và tăng cường khả năng bảo vệ của cơ thể, bạn nên dùng vitamin tổng hợp. Sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, hãy vệ sinh bằng dung dịch kiềm. Khi xuất hiện các triệu chứng như ngứa, đau, nóng hoặc các triệu chứng khó chịu khác, bạn có thể cho trẻ dùng thuốc giảm đau ở vùng bề mặt niêm mạc bị tổn thương.
• Đưa trẻ đi khám để điều trị viêm lưỡi bản đồ: Đưa trẻ tới khám bác sĩ và điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ ngay từ khi mới phát hiện những triệu chứng có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng bệnh chưa trở nên nghiêm trọng.
Lưu ý khi điều trị viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em
• Cần phải đưa trẻ đi khám khi phát hiện bệnh: Kiểm tra viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em được thực hiện bởi chuyên gia là cực kỳ quan trọng bởi vì bệnh viêm lưỡi bản đồ có khi là một chỉ báo cho một số căn bệnh khác nghiêm trọng hơn và nguy hiểm, mà yêu cầu kiểm tra y tế bắt buộc và điều trị.
• Có thể áp dụng thêm y học cổ truyền giảm khó chịu cho trẻ: Y học cổ truyền cũng có một số cách dùng để trị bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Đa số các bài thuốc và phương pháp này đều nhằm giúp giảm bớt sự khó chịu và loại bỏ các triệu chứng bên ngoài. Bạn cần hỏi các bác sĩ cách làm dung dịch súc miệng, thuốc bôi hoặc ngậm phù hợp cho bé. Tuyệt đối không để bé nuốt hay dùng những thành phần chưa chắc chắn về xuất xứ và tác dụng.
Có lẽ sau khi đọc xong bài viết thì bạn đã nguôi đi phần nào lo lắng về bệnh viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em. Bạn hãy đưa trẻ đi khám để nhận được sự điều trị hiệu quả từ bác sĩ đồng thời cho con ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, uống nhiều nước và vệ sinh miệng đúng cách cho con mỗi ngày nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Cách lựa chọn thực phẩm giúp bạn bảo vệ răng miệng
- Mách bạn cách chăm sóc răng miệng bằng dầu dừa
- Bạn có biết cách chăm sóc răng miệng cho trẻ sơ sinh chưa?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!