Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Chăm sóc răng miệng - 11/24/2024

Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thường gặp với tỷ lệ khá cao ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có trên 3.000 trẻ sơ sinh chào đời mang dị tật này và phẫu thuật hở hàm ếch là cách điều trị duy nhất.

Sứt môi, hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt thường gặp với tỷ lệ khá cao ở trẻ sơ sinh. Tại Việt Nam, mỗi năm ước tính có trên 3.000 trẻ sơ sinh chào đời mang dị tật nàyvà phẫu thuật hở hàm ếch là cách điều trị duy nhất.

Phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch thường được thực hiện khi trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi và phẫu thuật hở hàm ếch thường được thực hiện khi trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi, cân nặng từ 10kg trở lên.

Để giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật và phục hồi chức năng diễn ra thuận lợi thì trẻ cần được chuẩn bị tốt trước khi tiến hành phẫu thuật hở hàm ếch. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho bạn, đồng thời giúp bạn hình dung những giai đoạn bé sẽ trải qua trước, trong và sau khi phẫu thuật hở hàm ếch.

Trước khi phẫu thuật

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Ở giai đoạn 9 tháng tuổi, phần lớn trẻ sơ sinh đã được tập cho ăn nhiều loại thức ăn dạng rắn. Thức ăn dạng rắn bổ sung thêm calo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ sơ sinh khi trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ hoặc sữa công thức sang giai đoạn ăn dặm. Trước khi phẫu thuật, bạn nên cho trẻ tập ăn loại thức ăn này.

Trở ngại khi cho trẻ tập ăn thức ăn dạng rắn

Bổ sung thức ăn dạng rắn cho trẻ có thể gây nhiều trở ngại cho cha mẹ các bé bị dị tật sứt môi hở hàm ếch vì những lý do dưới đây.

Trẻ gặp khó khăn khi ăn: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch thường gặp khó khăn khi ăn thức ăn dạng rắn. Trẻ sẽ lo lắng nếu mình không thể đẩy thức ăn rắn về phía sau của miệng để nuốt. Trẻ có thể bị ho và khóc, sau đó sẽ từ chối không ăn thức ăn dạng rắn.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Trẻ em bị hở hàm ếch có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, nghĩa là thức ăn có thể bị trào lên mũi. Điều này xảy ra phần lớn là do tăng lượng khí trong dạ dày ở giai đoạn cho ăn do cơ mở dạ dày yếu. Trào ngược thường không gây nhiều nguy hiểm cho trẻ. Khi hiện tượng này xảy ra, chỉ cần ngưng cho trẻ ăn, giữ trẻ bình tĩnh và lau mũi cho bé. Sau đó lại có thể tiếp tục cho ăn.

Một cách dễ hiểu, trẻ gặp khó khăn khi nuốt thức ăn dạng rắn sẽ từ chối ăn. Nếu rơi vào trường hợp này, đừng ép trẻ. Mục đích của việc cho ăn là giúp trẻ duy trì những trải nghiệm tích cực. Điều chỉnh cách cho ăn có thể giúp bé dung nạp chất rắn tốt hơn.

Lý do không nên trì hoãn cho trẻ ăn thức ăn dạng rắn

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Một số bậc phụ huynh trì hoãn việc cho trẻ ăn thức ăn dạng rắn cho tới tận khi phẫu thuật hở hàm ếch của bé hoàn thành. Điều đó là không nên vì 3 lý do chính sau đây:

• Hạn chế kỹ năng giao tiếp: Trẻ sẽ hạn chế cơ hội phát triển các kỹ năng nói cần thiết cho việc xây dựng kỹ năng giao tiếp khi bạn trì hoãn việc cho trẻ được ăn các loại thức ăn dạng rắn.

• Thiếu dinh dưỡng: Trẻ cần được đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để phát triển, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ nên được tập ăn thức ăn dạng rắn ở giai đoạn từ 4 đến 6 tháng tuổi.

• Không đảm bảo sức khỏe khi phẫu thuật: Khi chuẩn bị cho phẫu thuật hở hàm ếch, thức ăn dạng rắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bé vì đó là nguồn dinh dưỡng giàu calo và chất lỏng.

Để tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển tối ưu của trẻ sơ sinh bị hở hàm ếch, việc tuân thủ những hướng dẫn về cách cho ăn giống như trẻ không bị dị tật là điều hết sức cần thiết.

Nếu bạn tập cho trẻ ăn thức ăn dạng rắn trước phẫu thuật, trẻ sẽ quen với các thức ăn này. Sau phẫu thuật, bạn có thể cho trẻ ăn những thức ăn dạng rắn mà trẻ yêu thích để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn phục hồi. Thêm vào đó, do thức ăn dạng rắn cung cấp thêm nguồn năng lượng giàu calo, trẻ có thể ăn với tần suất ít hơn.

Cách nhận biết trẻ có thể ăn thức ăn dạng rắn

Khi trẻ nhỏ hơn 4 tháng tuổi và có thể ngồi, đây là thời điểm bé có thể ăn thức ăn dạng rắn. Ngũ cốc cho trẻ sơ sinh thường là thức ăn dạng rắn đầu tiên mà bạn nên cho con ăn thử, loại thức ăn này bổ sung nguồn sắt thêm vào nguồn sắt trong sữa mẹ và sữa công thức. Trẻ nên ăn rau quả ở giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi và đến khi bé được 8 đến 9 tháng tuổi, bạn có thể cho bé ăn các loại thịt.

Các dấu hiệu trẻ có thể ăn thức ăn dạng rắn bao gồm:

  • Trẻ có thể ngồi với một số sự hỗ trợ và có thể giữ đầu ổn định
  • Mắt có thể nhìn theo thìa
  • Biểu hiện hứng thú quan sát người khác khi họ đang ăn
  • Đóng hoặc mở miệng khi trẻ nhìn thấy thức ăn
  • Trẻ bú nhiều sữa mẹ hay sữa công thức mỗi ngày mà dường như vẫn đói.

Để đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ ở giai đoạn trước và sau phẫu thuật là đặc biệt quan trọng. Trẻ cần được tập uống sữa và ăn bằng các phương pháp khác từ trước khi phẫu thuật hàm. Do đó, trước khi phẫu thuật, nên ngưng cho trẻ bú mẹ và bú bình, thay vào đó, tập cho trẻ uống bằng các dụng cụ được khuyến cáo bởi bác sĩ.

Sau khi phẫu thuật

Bạn nên cho trẻ uống chất lỏng bằng cốc 

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Nếu bú bình hoặc núm vú ngay sau khi phẫu thuật hở hàm ếch thì có thể làm tổn thương vùng mới phẫu thuật và tạo ra vết hở mới. Sau 1 đến 2 tuần sau đó, trẻ mới có thể bú bình.

Không cho trẻ bú bình ngay sau phẫu thuật: Trẻ không thể bú bình sau phẫu thuật, do đó chúng tôi khuyến cáo cho trẻ uống bằng cốc, trẻ có thể tập ăn theo cách này ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Đầu tiên, bé có thể không uống bằng cốc tốt. Tuy nhiên, khi được rèn luyện thì bé sẽ có thể học cách đặt môi vào miệng cốc. Trẻ không nên có bất cứ thứ gì trong miệng trong suốt giai đoạn phục hồi sau phẫu thuật.

Xem xét nhiều phương pháp và chọn lựa thích hợp: Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp cho ăn có thể dùng cho trẻ sau phẫu thuật hở hàm ếch, sau đó lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bé. Quá trình này nên được thực hiện ở giai đoạn khi trẻ 7 tháng tuổi. Quá trình tập cho trẻ trước khi phẫu thuật sẽ giúp ích rất nhiều khi bé kết thúc phẫu thuật hở hàm ếch và xuất viện về nhà sau này.

Có thể dùng xi lanh khi trẻ không dùng cốc: Các bác sĩ sẽ cố gắng giúp gia đình bạn để tìm ra cách cho bé ăn phù hợp trước khi bé xuất viện về nhà. Bạn có thể cho bé ăn bằng một xi lanh trong trường hợp trẻ nhất quyết không uống bằng cốc.

Các loại bình tập uống đầu mềm cũng có thể được sử dụng. Các lựa chọn khác thường không được khuyến cáo vì có thể gây ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên cố gắng để trẻ có thể thực hiện phương pháp ăn uống bằng chén trước phẫu thuật, khi trẻ còn ít bị áp lực hơn và dễ học kỹ năng mới hơn.

Những gì bé có thể ăn sau khi phẫu thuật hở hàm ếch

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Sau khi phẫu thuật hở hàm ếch, trẻ có thể vẫn cần chế độ ăn hoàn toàn ở dạng lỏng cho đến khi bác sĩ phẫu thuật hướng dẫn gia đình bé chuyển qua bổ sung thức ăn mềm. Phần lớn trẻ có thể dùng đúng lượng thức ăn mà trẻ đã ăn một vài ngày trước khi phẫu thuật.

Một chế độ ăn phù hợp sau xuất viện có thể giúp trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết để lành vết thương.

Một số hướng dẫn về chế độ ăn phù hợp cho bé

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Cung cấp protein

• Điều này là đặc biệt quan trọng trong quá trình làm lành vết thương. Trong đa số trường hợp, hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ thực phẩm giàu protein cho bé thông qua sữa mẹ và sữa công thức cộng thêm nguồn thức ăn dạng rắn mà trẻ tập ăn trước phẫu thuật.

• Trẻ có thể uống sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng cốc hoặc dụng cụ cho ăn sau khi phẫu thuật. Bú bình và núm vú không được khuyến cáo vì có thể gây tổn thương chỗ phẫu thuật. Có thể tăng lượng calo trong sữa mẹ và sữa công thức bằng cách tăng lượng bột pha vào nước hoặc vào sữa mẹ.

Cho bé ăn thức ăn dạng rắn được nghiền

Thức ăn dạng rắn được khuyến cáo như một phần của chế độ ăn hoàn toàn chứa chất lỏng, tuy nhiên thức ăn dạng rắn cũng phải thật mịn. Thức ăn này có thể được chế biến bằng cách nghiền vào sữa mẹ hoặc sữa công thức, với bơ, bơ thực vật hoặc nước sốt. Cách này vừa giúp bổ sung chất lỏng cũng như calo.

Nếu bạn tự làm thức ăn cho bé hay chuẩn bị thức ăn cho bé, cần đảm bảo nghiền thức ăn này. Những thức ăn có cạnh có thể mắc vào vết mổ và làm nhiễm trùng hoặc biến dạng phẫu thuật hở hàm ếch. Vì vậy, hãy đảm bảo loại bỏ những cạnh này ra khỏi thức ăn.

Cho trẻ ăn thức ăn quen thuộc

Xem kỹ nhãn thực phẩm: Bạn nên đọc nhãn thực phẩm để tìm được nguồn thực phẩm giàu calo và dinh dưỡng. Bạn có thể quan tâm đến ảnh hưởng của cholesterol tới sức khỏe của tim nên lo lắng không biết có nên bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn cho trẻ. Tuy nhiên, thức ăn hoàn toàn dạng lỏng chỉ là một cách cho ăn tạm thời giúp làm tăng lượng calo và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để bé phục hồi sau phẫu thuật.

Bổ sung thức ăn quen thuộc: Bổ sung thức ăn mới ở thời điểm này không được khuyến cáo vì nhiều vấn đề nhạy cảm có thể xảy ra. Hãy chờ cho tới khi bé phục hồi hoàn toàn và cho trẻ ăn những loại thức ăn mới.

Cách cho ăn đối với trẻ tập đi và trẻ lớn tuổi hơn

Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi và có thể uống sữa bò hoặc sữa đậu nành, bạn có thể sử dụng những sản phẩm bán tại quầy để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Bạn nên sử dụng nguồn sữa không chứa lactose nhưng có thể cung cấp nguồn protein, các vitamin và chất khoáng rất dồi dào.

Thêm vào đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp nghiền thức ăn. Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi, bạn có thể nghiền thức ăn với sữa hoặc nghiền thức ăn với nước luộc thịt, sữa bột. Chế tạo thức ăn dạng đặc giống như sinh tố cũng là một cách tốt để bổ sung thêm calo và protein.

Giải đáp thắc mắc khi bé phẫu thuật hở hàm ếch 

Bạn nên chuẩn bị gì cho trẻ trước khi phẫu thuật hở hàm ếch?

Sau phẫu thuật hở hàm ếch, trẻ phải nằm viện bao lâu?

Phẫu thuật này sẽ mất khoảng 1 đến 11 hoặc 12 giờ. Vào ngày thực hiện phẫu thuật, trẻ sẽ được đưa vào khu vực trước phẫu thuật.

Sau khi tiến hành phẫu thuật và phục hồi sau gây mê trong phòng hồi sức, trẻ sẽ được chuyển sang phòng chăm sóc ở tầng phẫu thuật và ở lại đó một đêm. Nhìn chung, trẻ có thể được xuất viện về nhà khi trẻ có thể uống được chất lỏng, thường là vào buổi sáng muộn hoặc trưa của ngày hôm sau.

Trẻ có bị đau không?

Những trẻ lớn tuổi hơn trải qua phẫu thuật hở hàm ếch cho biết trẻ cảm thấy khó chịu ở nơi phẫu thuật. Tuy nhiên, cảm giác này chỉ tồn tại một vài ngày và dần được cải thiện mỗi ngày sau phẫu thuật. Tất nhiên, rất khó để xác định điều gì làm trẻ khó chịu khi bé chưa thể giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Trẻ có thể quấy khóc do đau, do thay đổi sinh hoạt, do đói hoặc do những lý do khác. Trẻ có thể muốn được bế nhiều hơn sau khi phẫu thuật. Khi bạn làm vậy sẽ giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu cũng như nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau.

Thuốc giảm đau được cung cấp trong suốt giai đoạn trẻ nằm viện, và khi xuất viện, gia đình bé cũng được kê đơn và hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau.

Có cần chăm sóc đặc biệt nào cho vết mổ không?

Vết mổ trong miệng được khâu bởi một chỉ khâu tự hấp thụ, có thể tự phân hủy trong thời gian 10 đến 14 ngày. Đừng làm ướt hoặc lau vết mổ để làm sạch. Vết mổ sẽ tự liền hiệu quả nếu không bị động chạm hay tác động bên ngoài.

Bạn có thể đưa trẻ về nhà với một dụng cụ cố định tay mềm để hạn chế việc trẻ cho tay vào miệng hoặc cho các vật thể khác vào miệng. Bạn cũng có thể bỏ dụng cụ này nếu bạn đang giữ hoặc đang coi trẻ. Hãy đảm bảo trẻ không cho bất kì thứ gì vào miệng. Trẻ sẽ phải đeo dụng cụ và hạn chế cử động tay 7 đến 10 ngày sau phẫu thuật.

Phẫu thuật hở hàm ếch là một phẫu thuật hết sức quan trọng, đồng thời ngay sau khi phẫu thuật từ 1 đến 2 tuần, trẻ cần được ăn, uống bằng các dụng cụ khác thay vì bú bình hoặc bú mẹ để bảo vệ vết mổ không chảy máu và nhiễm trùng. Bạn nên lưu ý về những điều cần biết về sứt môi hở hàm ếch ở trẻ để giúp con nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt sau phẫu thuật nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Những điều cần biết về sứt môi và hở hàm ếch ở trẻ
  • Để răng trẻ chắc khỏe mừng năm mới đến
  • 10 bí quyết chăm sóc răng miệng cho cả nhà

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!