10 cách khuyến khích trẻ để con phát triển tốt hơn

Sức khỏe trẻ em - 09/18/2024

Từ ngày đầu tiên, con yêu luôn cần sự hướng dẫn của bố mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bậc phụ huynh vẫn không biết làm gì để động viên trẻ trong giai đoạn này.

Trong quá trình nuôi dạy một đứa trẻ thành người tốt, bạn sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không thể thiếu cách khuyến khích trẻ hay động viên để trẻ có động lực phát triển tốt hơn.

Mỗi đứa trẻ trên thế giới này đều không giống nhau. Chúng sẽ khác nhau về tính tình, thể chất. Vì vậy, bạn không thể so sánh con với bất kỳ đứa trẻ nào khác. Hãy cứ để con là chính con và giúp con phát triển một cách bình thường nhất. Bạn hãy áp dụng 10 cách khuyến khích, động viên con để mỗi ngày của con đều vui vẻ và hạnh phúc.

10 cách động viên con

1. Xem xét lại việc treo thưởng

Khuyến khích con học tập rất cần thiết vì đôi khi bố mẹ cũng phải vật lộn với đủ “chiêu trò” con mới chịu ngồi vào bàn học. Bố mẹ thường khuyến khích con như: “Làm xong bài tập, con sẽ được xem tivi” hay “Con học bài nửa tiếng mẹ sẽ cho con gói snack”. Điều này nghe có vẻ hấp dẫn đối với trẻ nhưng đây không phải là ý tưởng hay, đặc biệt là về lâu dài.

Theo các nghiên cứu, nếu không được phần thưởng, trẻ không còn hứng thú với những việc mình làm. Điều này cũng có thể xảy ra với những việc mà trẻ yêu thích khi bé đã quen có phần thưởng.

Mẹo nhỏ:Bạn chỉ treo thưởng cho những hành động tốt của bé. Hãy làm cho bé hứng thú với những việc mình làm chứ không phải là phần thưởng.

2. Những cuộc trò chuyện có ý nghĩa

Một trong những cách hay để khuyến khích con là ngồi xuống và trò chuyện với con. Nếu trẻ tò mò, thích khám phá những thứ mới và có ý tưởng mới, bạn hãy khơi gợi điều này trong cuộc trò chuyện với con. Bạn giải thích những thắc mắc của con. Đôi khi có những thắc mắc sẽ khiến bạn bối rối, không biết cách trả lời. Lúc này, bạn có thể hẹn con là sẽ trả lời sau vì cần tìm hiểu thêm. Nếu có thể, bạn dùng điện thoại lên Google để cùng con tìm ra câu trả lời.

Mẹo nhỏ: Bạn không nên có những từ như “con phải”, “con nên” hay “tại sao con không?” khi nói chuyện với trẻ nhé!

3. Chấp nhận khuyết điểm

Không ai hoàn hảo cả, khi làm cha mẹ, bạn cần chấp nhận những khuyết điểm của trẻ và từng bước giúp trẻ cải thiện những khuyết điểm này thay vì khiển trách.

Mẹo nhỏ: Bí quyết mà bạn nên nhớ là hãy yêu thương con hết lòng chứ đừng chú trọng với những thành tích mà con đạt được ở trường.

4. Lập danh sách những việc làm đúng và không

Trẻ thường nhầm lẫn về việc làm đúng và không đúng. Con có thể thích xem chương trình hoạt hình yêu thích trong khi bạn muốn bé đi chơi bên ngoài. Lúc này, bạn không nên đột ngột tắt chương trình mà trẻ đang xem và giải thích với trẻ rằng các hoạt động ngoài trời thú vị như thế nào.

Mẹo nhỏ: Bạn có thể cùng con tham gia các hoạt động ngoài trời như chở con đến công viên hoặc cho con tham gia các lớp học thể thao như bóng rổ, cầu lông, võ thuật…

10 cách khuyến khích trẻ để con phát triển tốt hơn

5. Đặt mục tiêu cho con

Bạn bắt đầu dạy cho con biết tầm quan trọng của việc thiết lập mục tiêu. Đây là một phương pháp tốt giúp tạo động lực cho con học tập hoặc bất cứ điều gì mà con đam mê. Ví dụ, nếu con thích vẽ tranh, bạn hãy để cho bé vẽ tranh và bảo bé cố gắng vẽ tốt nhất có thể.

Mẹo nhỏ: Để giúp trẻ đạt mục tiêu, hãy nói trẻ ghi danh sách các mục tiêu ngắn hạn vào sổ tay và đánh dấu vào mục tiêu đã hoàn thành.

6. Chúc mừng thành tích của con

Tuy việc đạt 7 – 8 điểm không phải là quá khó khăn đối với trẻ nhưng bạn cũng nên công nhận sự cố gắng của con bằng việc chúc mừng. Điều này sẽ giúp động viên con làm tốt hơn trong những lần sau. Chúc mừng không có nghĩa là bạn phải mua cho con một món quà với mỗi thành tích, mà bạn chỉ cần nói và trẻ cảm thấy vui là đủ.

Mẹo nhỏ: Với những thành tích tốt, bạn có thể mua cho con một món đồ chơi mà trẻ yêu thích. Còn thành tích nhỏ hơn, bạn có thể tổ chức làm điều gì đó thú vị ở nhà từ việc nói chuyện phấn khởi về thành tích trong bữa tối đến việc làm một chiếc bánh để chúc mừng con.

7. Thể hiện sự nhiệt tình

Bạn đã từng rơi vào tình huống con háo hức khoe với mẹ bức tranh mới hoàn thành, trong khi bạn bận rộn với công việc của mình nên chẳng quan tâm đến bức tranh của con? Dù rất bận rộn, nhưng bạn cũng thể hiện sự quan tâm của mình với thành thích của con. Điều này giúp con phấn khởi và sẽ tiếp tục với những tác phẩm mới của mình.

Mẹo nhỏ: Hãy thử và đi chung với con đến lớp học năng khiếu mà con yêu thích. Ngoài ra, khuyến khích con thử mọi thứ ở nhà.

8. Không nên lo lắng

Nuôi dạy con là công việc thầm lặng và đôi lúc khiến bạn cảm thấy lo lắng. Điều này có thể dẫn đến việc bạn bắt con làm điều gì đó và sẽ có ảnh hưởng ngược lại đối với con. Trẻ có thể trở nên cứng đầu và chống lại bất cứ điều gì khi bị ép buộc.

Mẹo nhỏ:Bạn không nên kiểm soát trẻ, cho trẻ có không gian và tự quyết định những việc nhỏ và chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

9. Để con tự lựa chọn

Cho con học hỏi từ những sai lầm của mình là cách hay để khuyến khích con tiến bộ.

Mẹo nhỏ: Thay vì cứ ép con làm những điều mà bạn cho là đúng, hãy để con nhận ra điều gì không nên làm. Ví dụ, bạn không nhắc nhở con làm bài tập mỗi ngày, hãy để con nhận ra hậu quả của việc không làm bài tập sẽ như thế nào. Khi bé biết điều này, con sẽ trở nên tự giác hơn.

10. Tạo nguồn cảm hứng cho con

Bố mẹ là hình mẫu đầu tiên của con, đặc biệt là trong những năm phát triển chủ chốt.

Mẹo nhỏ:Bạn hãy cẩn trọng trong mọi hành động từ lời nói đến việc làm vì có thể làm cho trẻ bắt chước theo.

Để khuyến khích con chơi thể thao

Là bố mẹ, bạn có thể theo dõi chặt chẽ quá trình học tập của con mình. Dưới đây là những mẹo bổ ích để thúc đẩy con tham gia các hoạt động thể thao.

1. Cho con quyền lựa chọn môn thể thao

Đôi khi trẻ chơi một môn thể thao nào là do bố mẹ quyết định. Tuy nhiên, việc ép buộc trẻ chơi một môn thể thao mà mình không thích sẽ không mang lại sự hứng thú cho trẻ. Với tình huống này, bạn cần hỗ trợ giúp con tìm ra môn thể thao thật sự thích và muốn tham gia. Con sẽ cảm thấy hứng thú hơn với môn thể thao mà chúng chọn.

Nếu muốn giới thiệu một môn thể thao cho con, bạn nên giải thích với trẻ những lợi ích khi chơi môn thể thao này (ví dụ chơi bóng rổ để cải thiện chiều cao). Ngoài ra, việc tham gia các môn thể thao sẽ giúp con rèn luyện thêm một số kỹ năng sống như hợp tác, làm việc theo nhóm, giải quyết vấn đề…

2. Tham gia chơi cùng con

Bố mẹ đều cảm thấy vui khi tham gia các hoạt động giải trí với con. Việc bố mẹ khuyến khích trẻ chơi các hoạt động thể thao sẽ giúp trẻ có tinh thần thi đấu hơn. Hơn nữa, chơi các môn thể thao sẽ giúp ích cho sự phát triển thể chất của trẻ hiện tại và cả sau này. Khi tham gia các hoạt động này cùng con, bạn còn giải tỏa được căng thẳng.

3. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ không thích chơi thể thao

Trước khi cằn nhằn vì con miễn cưỡng chơi thể thao mỗi ngày, hãy đánh giá từ mọi góc độ. Bạn cần biết nguyên nhân tại sao con không muốn tham gia môn thể thao này. Có thể do huấn luyện viên hay chương trình đào tạo không phù hợp với con. Nếu biết nguyên nhân, bạn có thể tìm cách giải quyết như đổi lớp học khác phù hợp với con hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Dạy con nói lời xin lỗi: Tưởng dễ mà không dễ
  • Cách nuôi dạy con thoải mái là tốt hay xấu?
  • 10 cách khuyến khích trẻ để con phát triển tốt hơn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!